• Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Kỹ năng sống

Cách quản lý chi tiêu gia đình và các mẹo quản lý tài chính hiệu quả

ContentATP by ContentATP
Tháng Ba 31, 2021
in Kỹ năng sống
0
Cách quản lý chi tiêu gia đình và các mẹo quản lý tài chính hiệu quả
0
SHARES
118
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Cách quản lý chi tiêu gia đình và các mẹo quản lý tài chính hiệu quả. Mỗi gia đình đều cần có người biết cách quản lý tài chính. Điều này giúp gia đình không chi tiêu vượt quá số tiền làm ra và không bị nợ nần chồng chất. Để quản lý tài chính cho gia đình hiệu quả, bạn hãy tham khảo ngay những cách dưới đây.

Cách quản lý chi tiêu gia đình – có thực sự khó như bạn nghĩ? 

Cách quản lý chi tiêu gia đình
Cách quản lý chi tiêu gia đình

Quản lý chi tiêu gia đình sẽ là một bài toán khó giải không chỉ với các cặp vợ chồng mới cưới, mà lẫn cả các đôi vợ chồng lâu năm nếu như không có chiến lược kiểm soát chi tiêu gia đình cụ thể.

Bạn có thể áp dụng các phương pháp như 50-30-20 để quản lý chi tiêu, tức là 50% thu nhập cho nhu cầu cần thiết, 30% cho mong muốn và 20% để tiết kiệm.

Ngoài ra vợ hoặc chồng nếu là người quản lý tài chính trong gia đình thì cần quản lý được nguồn thu nhập và cân đối các khoản chi ra. Nếu như theo quan điểm tiền ai người nấy giữ thì cũng cần có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng.

Bên cạnh đó, hai vợ chồng cũng cần bàn bạc và thống nhất về các quỹ dự phòng cho những sự cố, hoặc quỹ tiết kiệm để lo cho tương lai. Xem hết bài viết, đảm bảo bạn sẽ có những phương pháp quản lý chi tiêu hiệu quả nhất.

>>>Xem thêm: Lợi ích của thương mại điện tử – TMDT là gì ?

Vì sao phải quản lý chi tiêu gia đình?

Cách quản lý chi tiêu gia đình
Cách quản lý chi tiêu gia đình

Nghệ thuật quản lý tài chính được phân chia theo 3 cấp độ: quản lý tài chính cá nhân, gia đình và quản lý tài chính cho doanh nghiệp. Trong đó, ngân sách tài chính gia đình là cấp độ dễ xảy ra biến động nhất. Các sự kiện, sự việc ngoài dự tính có thể xảy ra bất cứ lúc nào như có thêm em bé, mua sắm các vật dụng đắt tiền, sự cố hi hữu,…. Vì vậy, bạn phải lên kế hoạch và dự báo những rủi ro có thể xảy ra để đưa ra phương án giải quyết.

>>>Xem thêm: Tìm hiểu về công việc Chăm sóc khách hàng ngành Game Online tại Philippines.

Cách quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả

Cách quản lý chi tiêu gia đình
Cách quản lý chi tiêu gia đình

Cách quản lý chi tiêu gia đình – Liệt kê và phân loại các khoản chi tiêu

  • Nhóm thường ngày: chi cho những vật dụng hàng ngày như áo quần, ăn uống, vật dụng nhỏ trong gia đình, đi cafe, giải trí, các hóa đơn hàng tháng,…
  • Nhóm dự phòng: chi cho các khoản phát sinh bất ngờ không mong muốn như tiền sửa xe, khám bệnh, làm giấy tờ,…
  • Nhóm tiết kiệm: chi cho các nhu cầu cá nhân trong tương lai hoặc các khoản chi theo thời hạn như tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng, tiền để dành cho các khóa học, đi du lịch, tiền mua nhà, trả nợ vay,…
  • Nhóm đầu tư: thực hiện chi cho mục đích kinh doanh sinh lời như tiền vốn kinh doanh, tiền chi cho các quỹ đầu tư…

Giới hạn chi tiêu bằng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng rất thuận tiện và hữu ích khi bạn cần một thứ gì đó quan trọng nhưng không có tiền mặt trong tay. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào thẻ (và sử dụng nó cho tất cả mọi thứ) có thể khiến bạn “trượt dốc” theo những khoản nợ nần. Khi bạn có một khoản ngân sách chi tiêu hàng tháng, hãy sử dụng thẻ tín dụng một cách có tính toán.

Bạn nên đưa ra một giới hạn chi tiêu qua thẻ tín dụng. Trừ khi có việc bất ngờ xảy ra và buộc phải sử dụng nó, bạn mới nên phá vỡ giới hạn đã đặt ra. Giới hạn càng thấp càng tốt, luôn dưới mức bạn đánh giá là ‘khả năng chi trả’ của mình và cố gắng không sử dụng thẻ nếu bạn có thể. Đơn giản là càng tiêu ít bao nhiêu thì bạn càn dễ chi trả hơn bấy nhiêu.

Xác định ngân sách cố định

Bước quan trọng nhất để hướng tới một năm tài chính an toàn hơn là tạo cho mình và gia đình một ngân sách và cố gắng để duy trì nguồn ngân sách ấy. Khi bạn đã làm xong bước 1 và có được tất cả các nhóm chi tiêu trong một tháng, đây chính là một khoản tiền cố định bạn không được phân bổ vào nơi nào khác.

Từ đó, bạn có thể quyết định một số tiền hợp lý để chi tiêu cho các nhu cầu khác như giải trí, vật nuôi, mua sắm thêm mỹ phẩm, quần áo…

Tiết kiệm thông minh

Đừng tiết kiệm theo kiểu “tiết kiệm càng nhiều càng tốt” mà hãy đặt mục tiêu tài chính trong bối cảnh cụ thể để biết chính xác bạn cần tiết kiệm bao nhiêu và bao lâu thì đạt được mức tiết kiệm đó. Lời khuyên là xác định mục tiêu càng rõ ràng bao nhiêu thì bạn càng có động lực thực hiện bấy nhiêu, và từ một mục tiêu ban đầu, hãy xây dựng các kế hoạch nhỏ hơn xung quanh nó.

Cùng gia đình đặt mục tiêu chung

Hãy chia sẻ các mục tiêu tài chính chung của gia đình với bạn đời của bạn. Điều này sẽ giúp hai bạn gắn kết hơn và có định hướng tài chính rõ ràng cho gia đình mình.

Mở một tài khoản ngân hàng chung có thể là bước đầu tiên giúp bạn trao đổi kế hoạch tài chính với chồng. Hãy cùng bàn bạc và thống nhất những mục trong tài khoản chung này và cách sử dụng nó; cũng như những khoản riêng của hai vợ chồng. Việc này tạo cơ hội cho hai bạn thảo luận và tôn trọng ý kiến của nhau trong khi cả hai vẫn có thể dành tiền cho các mục tiêu, sở thích cá nhân của mình.

Liên tục đánh giá tình hình tài chính gia đình

Dù bạn có cảm thấy tình hình tài chính gia đình mình đang ở mức độ nào thì cũng nên thường xuyên phân tích và đưa ra đánh giá cụ thể. Việc này sẽ giúp bạn đảm bảo ngân sách ở mức độ an toàn hay có những điều chỉnh thu chi kịp thời, hợp lý.

Công cụ hữu hiệu giúp bạn đánh giá “sức khỏe tài chính” gia đình chính là nhật ký chi tiêu. Hàng ngày bạn hãy ghi chép chi tiếtnhững khoản chi tiêu vào một cuốn sổ hay sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý chi tiêu. Cuối ngày, cuối tháng bạn cần tổng kết lại con số tổng thu – tổng chi tiêu của gia đình.

Những con số thống kê sẽ cho bạn kết quả bất ngờ về thói quen chi tiêu của bản thân và gia đình. Việc đánh giá tài chính này cũng sẽ giúp bạn phân bổ lại tỷ lệ tiền dành cho mỗi nhóm chi tiêu, xác định cho mình và gia đình một ngân sách hợp lý, tiết kiệm hiệu quả để hướng tới mục tiêu chung của gia đình.

>>>Xem thêm: Điều gì thu hút các công ty bất động sản quận 2 đến vậy?

Bài viết trên, mình đã Cách quản lý chi tiêu gia đình và các mẹo quản lý tài chính hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết nhé!

Vũ Thơm-Tổng hợp

Tham khảo; (phamngocanh, genvita,…)

Tags: Cách ghi sổ chi tiêu trong gia đìnhCách quản lý chi tiêu gia đìnhNghệ thuật quản lý chi tiêu gia đìnhPhần mềm quản lý chi tiêu gia đìnhQuản lý chi tiêu cá nhânQuản lý chi tiêu gia đình Excel
Previous Post

Google Ads trong bán hàng online

Next Post

Chỉ số BMI là gì? Công thức tính chỉ số cân nặng chiều cao chuẩn cho nam và nữ

Next Post
Chỉ số BMI là gì? Công thức tính chỉ số cân nặng chiều cao chuẩn cho nam và nữ

Chỉ số BMI là gì? Công thức tính chỉ số cân nặng chiều cao chuẩn cho nam và nữ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

Cẩm nang khởi nghiệp – website chia sẻ các tin tức, bài học kinh nghiệm kinh doanh và khởi nghiệp thành công của người nổi tiếng giúp ý tưởng kinh doanh của bạn được hiện thực hóa

Bài viết mới

  • Tự pha trà sữa thái tại nhà với công thức sau 
  • Di chuyển máy chủ VPS sang Cloud Server

Chuyên mục

  • About
  • Help
  • Feedback
  • Contact

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.