Tại sao bạn chưa/không bán được hàng?. Dưới đây sẽ là một vài lý do tại sao khách hàng đưa ra lời từ chối hoặc tìm đến một thương hiệu khác.
1. Khách hàng chưa nhận ra được sự cần thiết
Khi một người nghĩ rằng trước tới giờ họ vẫn sống rất tốt khi không hề có sản phẩm này, thì đương nhiên là chẳng có lý do gì để họ phải bỏ tiền ra mua nó cả.
Điều này thoạt nghe có vẻ không thể chối cãi được. Nhưng một điều ngạc nhiên là, khi mất quá nhiều thời gian để tìm ra nhu cầu thật sự của một số đối tượng khách hàng, người bán hàng chuyển sang mặc định rằng người khách đang đứng đối diện mình đang rất cần sản phẩm này, và họ “lái” dòng suy nghĩ của vị khách đó theo hướng mà họ muốn.
2. Khách hàng nhận ra sự cần thiết nhưng chưa thấy được sự cấp thiết
Có nhu cầu thôi là chưa đủ, mà bạn phải cho khách hàng thấy được sự thiết yếu mà sản phẩm của bạn mang lại. Khi người bán hàng khéo léo hỏi sâu vào một vấn đề khiến khách hàng giật mình suy nghĩ rằng: “Đây chẳng phải là điều mình mong muốn giải quyết sao”, “Mình đã cố tìm giải pháp cho vấn đề này từ rất lâu rồi”… thì khả năng rất cao là họ sẽ mở ví và đưa tiền mặt cho bạn ngay đấy.
3. Khách hàng không nhìn thấy giá trị mà sản phẩm của bạn đem lại
Khi họ nói rằng: “Món đồ này đắt quá”, thì vấn đề thực sự không còn đơn giản nằm ở con số được in trên cái mác giá.
Lúc này, khách hàng chưa nhìn ra một cách đầy đủ sự hữu ích của sản phẩm, và họ cho rằng giá trị họ nhận được không xứng đáng với khoản tiền phải bỏ ra.
Một số người bán hàng xử lý tình huống này bằng cách giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, cách thức hữu hiệu hơn cả là nên giải thích rõ ràng về sự tuyệt vời mà họ sẽ nhận được và số tiền họ bỏ ra sẽ không hề uổng phí.
4. Khách hàng chưa nhìn ra được sự khác biệt của bạn với sản phẩm ngoài kia
Bên cạnh việc chỉ ra giá trị và tính năng vượt trội mà sản phẩm của bạn mang lại, cũng cần làm rõ sự khác biệt giữa bạn và các thương thiệu cung cấp sản phẩm tương tự.
Thiếu đi bước này, sản phẩm của bạn chỉ là một mặt hàng bình thường, và khách hàng tiềm năng chỉ gật đầu khi họ chỉ phải trả một khoản tiền nhỏ để có được nó. Vì vậy, khi chứng minh giá trị mà sản phẩm của bạn đem lại, hãy chỉ ra một cách chi tiết nhất có thể về những điểm cộng “ăn đứt” những đối thủ đáng gờm ngoài kia.
5. Khách hàng chưa đủ tin tưởng bạn
Bạn có thể thao thao bất tuyệt giới thiệu về sản phẩm của mình suốt cả một ngày cho tới khi bạn kiệt sức mà tái xanh mặt mày, nhưng nếu khách hàng không tin bạn thì tất cả những điều bạn nói chỉ là một con SỐ KHÔNG tròn trĩnh.
Cách tốt nhất để chứng minh bạn đáng tin cậy là đưa ra “bằng chứng thép” về những thành quả bạn đã làm được. Giấy chứng thực từ cơ quan thẩm quyền bậc cao, các bài nghiên cứu thực tiễn, bài viết về công ty của bạn trên những tờ báo đáng tin cậy, giấy chứng nhận đã qua kì.
Thanh Tuyền – Sưu tầm.
Đọc thêm:
Tony Robbins: 10 bí quyết để làm giàu.
Start up là gì? Những nguyên nhân gây khó khăn cho startup. Tầm quan trọng của Marketing.
10 bí quyết giúp tiền đẻ ra tiền và xoay chuyến vốn.
Người thành công nói gì về khởi nghiệp? 10 nhân vật nổi tiếng chia sẻ quan điểm về khởi nghiệp.
SMEs là gì? các thủ thuật tiếp thị dành cho SMEs.