• Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Kiến thức khởi nghiệp

Quản trị doanh nghiệp là gì? Các yếu tố giúp quản trị doanh nghiệp hiệu quả

ContentATP by ContentATP
Tháng Tư 22, 2021
in Kiến thức khởi nghiệp, Quản trị doanh nghiệp
0
Quản trị doanh nghiệp là gì? Các yếu tố giúp quản trị doanh nghiệp hiệu quả
0
SHARES
151
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Quản trị doanh nghiệp là gì? Các yếu tố giúp quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Quản trị doanh nghiệp là công việc khó khăn đòi hỏi người đứng đầu công ty phải đối mặt và đưa ra các quyết định và thay đổi phù hợp với sự biến động của thị trường, các tình hình hiện tại trong doanh nghiệp, và vô số sự phát sinh khác nhau.

Quản trị doanh nghiệp là gì?

Quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp

Quản trị là quá trình thực hiện các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp. Quản trị cũng có nghĩa là thực hiện các hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục.

Việc quản trị trong một tổ chức, doanh nghiệp bao gồm các phần, các khâu, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại và thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Quản trị doanh nghiệp là những cơ chế, quy định mà thông qua đó công ty được điều hành và kiểm soát. Cơ cấu quản trị doanh nghiệp xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa những thành viên khác nhau trong công ty.

>>>Xem thêm: Những lưu ý dành cho người chơi trúng giải thưởng lớn max 3D của Vietlott

Các yếu tố để quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp – Hoạch định chiến lược rõ ràng, cụ thể

Hoạch định chiến lược là quá trình lãnh đạo xác định những mục tiêu kinh doanh, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là vạch ra những hoạt động thiết thực, cụ thể để đạt được mục tiêu, sứ mệnh đã đặt ra.

Một chiến lược cụ thể, rõ ràng và khoa học sẽ giống như “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Toàn bộ nhân viên, các cấp quản lý sẽ theo dõi và bám sát chiến lược này để thực hiện công việc của mình một cách kỷ luật, chặt chẽ, đảm bảo đạt được mục tiêu chung, sứ mệnh chung cho toàn doanh nghiệp.

Tổ chức và phân công công việc cho các bộ phận, nhân viên một cách hợp lý

Chiến lược đã vạch ra của doanh nghiệp sẽ được thực hiện hiệu quả khi người lãnh đạo biết cách phân công và sử dụng nhân lực hợp lý. Mỗi nhiệm vụ, chức năng cụ thể sẽ được phân công cho mỗi bộ phận, phòng ban và nhân viên một cách phù hợp, đảm bảo phát huy tối đa năng lực và điểm mạnh của mỗi cá nhân.

Muốn vậy, người quản trị phải hiểu rõ và đánh giá một cách đúng đắn trình độ, năng lực của các nhân viên.

Kiểm soát tài chính

Quản lý tốt tài chính là cơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru và thông suốt vì tài chính là nguồn sống của mọi doanh nghiệp. Quản lý tài chính hiệu quả còn là tiền đề, cơ sở để đưa ra những quyết định quan trọng, những chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

Để kiểm soát tài chính, doanh nghiệp cần tổng hợp và lưu trữ đầy đủ các dữ liệu về: tình hình thu chi, tình hình ngân sách, doanh thu, lợi nhuận, công nợ,…..

Có kế hoạch và giám sát dòng tiền chặt chẽ. Lập các báo cáo và thường xuyên theo dõi các báo cáo tài chính để nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp, kịp thời phân tích, đánh giá và đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.

Kiểm soát hàng hóa

Số lượng hàng hóa tăng hay giảm sẽ phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố như: cơ chế thị trường, nhu cầu của khách hàng, chất lượng của hàng hóa và giá bán.

Việc kiểm soát chặt chẽ hàng hóa sẽ giúp lãnh đạo quản lý và phân tích được các lý do, nguyên nhân dẫn đến việc hàng hóa tăng hay hàng hóa giảm.

Từ đó, đánh giá tình hình và kịp thời đưa ra các phương án điều chỉnh trong sản xuất, bán hàng để kinh doanh có hiệu quả, tránh thua lỗ.

Kiểm soát năng suất làm việc của nhân viên

Để biết được doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không, cấp quản lý cần phải nắm được năng suất làm việc của từng nhân viên trong bộ phận của mình. Nhân viên đó đang thực hiện những công việc gì, hiệu quả công việc ra sao, thái độ làm việc như thế nào, thời gian làm việc có đảm bảo hay không,…. Đây đều là những thông tin mà người quản lý cần nắm được, để đánh giá năng suất làm việc của nhân viên một cách tốt nhất.

Trong thời đại công nghệ 4.0, xu hướng quản trị doanh nghiệp bằng phần mềm đang phát triển mạnh mẽ và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Với nhu cầu hoàn thiện công tác quản lý cũng như tận dụng tối đa các nguồn lực trong doanh nghiệp. Phần mềm quản trị đang trở thành công cụ không thể thiếu, giúp lãnh đạo thực hiện hiệu quả vai trò quản trị của mình.

>>>Xem thêm: Content writer là gì ? Kiến thức về content

Quy trình quản lý doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp

Để quản lý doanh nghiệp hiệu quả, cần thực hiện quy trình quản lý sau:

Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và văn hóa

Đây là các yếu tố quan trọng mà mọi doanh nghiệp phải xác định cho mình được những điều này để làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp sau này.

Xây dựng hệ thống mục tiêu/chiến lược

Xây dựng hệ thống mục tiêu, chiến lược giúp doanh nghiệp xác định được con đường mình phải đi. Chỉ khi xác định được rõ những mục tiêu này doanh nghiệp mới đánh giá được hiệu quả hoạt động của mình.

Thiết lập sơ đồ tổ chức, bảng mô tả công việc và KPIs

Đây là hệ thống giúp doanh nghiệp tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công việc và giao chỉ tiêu, đánh giá thành tích và khuyến khích, khen thưởng nhân viên của mình.

Xây dựng hệ thống quy trình, quy định và hướng dẫn

Quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp

Hầu như các doanh nghiệp đều có nhưng chưa đầy đủ, không cập nhật thường xuyên hoặc tệ hơn là không được đưa vào áp dụng. Việc xây dựng một cách khoa học, chi tiết hệ thống quy trình, quy định và hướng dẫn này làm cho việc vận hành doanh nghiệp trở nên trơn tru hơn và nhờ đó việc quản lý doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn nhiều.

Tích hợp các hệ thống phần mềm

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng doanh nghiệp phần mềm vào quản lý. Quy trình được thực tế hóa trên phần mềm giúp các bộ phận hoạt động theo guồng tốt nhất. Trong đó không thể không kể đến phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP, đây là một phần mềm vô cùng hữu ích giúp đơn giản hóa quy trình quản trị của doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Lợi ích của thương mại điện tử – TMDT là gì ?

Bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn Quản trị doanh nghiệp là gì? Các yếu tố giúp quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết nhé!

Vũ Thơm-Tổng hợp

Tham khảo: (giaiphaphotrodn, bravo,…)

Tags: Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệpKỹ năng quản trị doanh nghiệpPhương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quảQuản trị doanh nghiệpTrong quản trị doanh nghiệp quan trọng nhất làVai trò của quản trị doanh nghiệp
Previous Post

Những Mẫu Bàn Ghế Đôn Gốc Cây Đẹp

Next Post

Ý tưởng kinh doanh không cần vốn tối ưu nhất 2021

Next Post
Ý tưởng kinh doanh không cần vốn tối ưu nhất 2021

Ý tưởng kinh doanh không cần vốn tối ưu nhất 2021

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

Cẩm nang khởi nghiệp – website chia sẻ các tin tức, bài học kinh nghiệm kinh doanh và khởi nghiệp thành công của người nổi tiếng giúp ý tưởng kinh doanh của bạn được hiện thực hóa

Bài viết mới

  • iPhone 15: Tại sao iPhone 15 128GB là lựa chọn tốt nhất?
  • Top 5 Cổ Phiếu nên đầu tư chứng khoán Tại Việt Nam: Cơ Hội Đầu Tư Đầy Hứa Hẹn

Chuyên mục

  • About
  • Help
  • Feedback
  • Contact

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.