Kỹ năng đàm phán là gì? Các bước nâng cao kỹ năng đàm phán hiệu quả. Kỹ năng đàm phán tốt là yếu tố quyết định đến hiệu quả của một cuộc giao dịch, trao đổi, ký kết hợp đồng. Người có khả năng thỏa thuận, đàm phán chuyên nghiệp cũng nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao của đối tác, bạn bè, đồng nghiệp.
Kỹ năng đàm phán là gì?
Đàm phán là phương pháp bàn luận chiến lược giúp giải quyết một vấn đề theo hướng mà hai bên đều có thể cảm thấy chấp nhận được. Trong quá trình đàm phán, mỗi bên sẽ phải thuyết phục đối phương đồng tình hoặc nghe theo quan điểm của mình. Để có thể đàm phán hiệu quả và đi đến kết quả tốt nhất, các bên cần phải tránh những tranh cãi theo hướng tiêu cực hoặc chống đối lẫn nhau.
Các cuộc đàm phán có thể diễn ra giữa người bán với người mua hàng, giữa nhà tuyển dụng với ứng viên tiềm năng, giữa người đại diện của một quốc gia với người đồng cấp của nước khác,…
>>>Xem thêm: Các đơn vị Agency hàng đầu Việt Nam 2019
Quá trình đàm phán gồm những giai đoạn nào?
Chuẩn bị
Trước khi tiến hành cuộc đàm phán, bạn nên ấn định về thời gian, địa điểm cũng như những người sẽ tham gia đàm phán. Mục đích của việc chuẩn bị là để 2 bên đều sẵn sàng, có không gian phù hợp, bảo mật để trao đổi và đi đến thỏa thuận một cách chuyên nghiệp, hiệu quả.
Tranh luận
Trong giai đoạn này, thành viên của mỗi bên sẽ đưa ra quan điểm của mình với vấn đề cần được đàm phán. Kỹ năng cần thiết trong giai đoạn này là thuyết trình, đặt câu hỏi, lắng nghe và làm rõ, phát hiện những điểm yếu, nội dung và quan điểm chưa thuyết phục của đối phương để giành được lợi thế về phía mình.
Làm rõ mục tiêu
Sau giai đoạn tranh luận, các mục tiêu, lợi ích và quan điểm của cả hai bên cần phải được làm rõ. Hãy liệt kê các yếu tố theo xếp hạng ưu tiên. Làm rõ các yếu tố này, 2 bên có thể xác định được một số điểm chung. Làm rõ mục tiêu là giai đoạn cần thiết trong quá trình đàm phán vì nếu không có nó, những hiểu lầm có thể xảy ra dẫn đến khó đạt được thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
Đàm phán để đạt đến thỏa thuận có lợi cho 2 bên
Một kết quả đôi bên cùng có lợi thường là kết quả tốt nhất của buổi đàm phán. Tuy không phải lúc nào cũng làm được điều này nhưng đây được xem như là mục tiêu cuối cùng của buổi đàm phán. Kết quả “đôi bên cùng có lợi” là kết quả mà cả hai bên đều cảm thấy họ đã đạt được điều họ mong muốn và quan điểm của họ đã được xem xét thông qua quá trình đàm phán.
Thỏa thuận
Thỏa thuận có thể đạt được khi cả 2 bên hiểu được quan điểm cũng như lợi ích của nhau. Điều cần thiết là mọi người tham gia phải cởi mở để đưa ra một giải pháp mà cả 2 bên đều chấp nhận được. Bất kỳ thỏa thuận nào cũng cần phải rõ ràng để cả hai bên đều biết những gì đã được thống nhất.
Thực thi hành động
Sau khi đạt được thỏa thuận, cả 2 bên cần đề ra các hành động để thực thi quyết định đã được thống nhất. Điều này đề cập đến giai đoạn ký kết hợp đồng hợp tác giữa đôi bên.
>>>Xem thêm: Có công mài sắt có ngày nên kim, chàng trai nghèo chơi xổ số bỗng thành tỷ phú
Các bước nâng cao kỹ năng đàm phán hiệu quả
Kỹ năng đàm phán – Kiểm soát cảm xúc
Một yếu tố quan trọng khác để đàm phán thành công là bạn cần có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình. Đàm phán về các vấn đề nhạy cảm có thể khiến bạn khó chịu và buông lỏng cảm xúc sẽ khiến tình tình càng tệ hơn. Điều này nhiều khả năng sẽ dần đến kết quả tiêu cực. Chẳng hạn, trong khi thỏa thuận với nhà cung cấp, bạn có thể cảm thấy khó chịu khi họ quyết không giảm giá. Tuy nhiên, hãy tránh bộc lộ cảm xúc này và giữ bình tĩnh bằng mọi giá.
Thương trường không phải chiến trường
Điều này ngày càng trở nên thiết thực hơn trong quản trị kinh doanh hiện đại, hiểu rõ điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn hiểu rõ một trong những kỹ năng đàm phán trong kinh doanh quan trọng. Bởi lẽ, khái niệm “win-win” (mọi người cùng thắng) đang ngày càng trở nên phổ biến trên thương trường.
Một cuộc đàm phán kết thúc tốt đẹp không nhất định (và cũng không nên) là một cuộc đàm phán phải có kẻ thắng người thua. Kinh doanh hiện đại ngày nay đang dần chú trọng quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi, vì mục tiêu cùng có lợi nhuận, và chiến thắng của người này không nhất định phải xây trên thất bại của người khác.
Hãy là “người chèo thuyền”
Nếu khái niệm “mọi người cùng thắng” được so sánh với hình ảnh 2 bên cùng ngồi trên một con thuyền hướng về đích, thì điều quan trọng tiếp theo là nên “biết chèo thuyền”. Trong một cuộc đàm phán, bạn hãy làm chủ cuộc giao tiếp, hướng nó đi theo ý của mình, đừng là người “chạy theo”.
Để có thể làm được điều này không hề dễ dàng một chút nào, nó đòi hỏi bạn phải thật sự là một người khéo léo, có sức thuyết phục, giao tiếp “cực tốt” cũng như phải cực kì tâm lí trong mọi tình huống để có cách ứng phó phù hợp. Những kỹ năng này cần phải được rèn luyện qua thời gian cũng như kinh nghiệm sống, không phải có thể có được trong “một sớm một chiều”.
Không thành công cũng phải thành bạn
Tất nhiên, không phải cuộc đàm phán nào cũng đều có thể kết thúc tốt đẹp. Sẽ có (rất nhiều) lúc cuộc đàm phán sẽ phải đổ vỡ do bất đồng quan điểm cũng như không thể dung hòa lợi ích của 2 bên.
Khi đó, hãy luôn ghi nhớ là “không thành công cũng phải thành bạn”, biết đâu họ sẽ giúp bạn trong tương lai, kỹ năng “kết bạn” cũng là một trong những kỹ năng đàm phán trong kinh doanh rất quan trọng. Bởi lẽ, thêm bạn thì bớt thù, chân lí ấy vẫn đúng, ít nhất là cho đến thời điểm này.
Cuộc đàm phán này không thành công không có nghĩa là không còn lần đàm phán sau. Nếu bạn “trở mặt” ngay sau khi kết thúc, rất có thể đó cũng là dấu chấm hết cho những quan hệ hợp tác tiếp theo.
>>>Xem thêm: Quản trị tài chính là gì ? Ngành quản trị là gì ?
Bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn Kỹ năng đàm phán là gì? Các bước nâng cao kỹ năng đàm phán hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết nhé!
Vũ Thơm-Tổng hợp
Tham khảo: (edu2review, pms,…)