Cẩm Nang Khởi Nghiệp
  • Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh
No Result
View All Result
Cẩm Nang Khởi Nghiệp
  • Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh
Cẩm Nang Khởi Nghiệp
No Result
View All Result

Henri Fayol: 14 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp đắc giá.

Thanh Tuyền by Thanh Tuyền
Tháng Mười Một 28, 2018
in Kinh nghiệm khởi nghiệp
0
Henri Fayol: 14 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp đắc giá.

14 nguyên tắc quản trị này được đưa ra bởi Henry Fayol vào thế kỉ 19. Người kĩ sư này tin tưởng chắc chắn rằng quản trị là hoạt động không thể tách rời khỏi bất kì ngành nghề nào, từ đó, ông xây dựng 14 nguyên tắc quản trị kinh điển mà cho tới giờ vẫn được giảng dạy tại hầu hết tât cả các trường ĐH, viện đào tạo về quản trị như sau.

Hình ảnh có liên quan

1. Chuyên môn hóa/Phân công hóa lao động

Nguyên tắc này khẳng định sự phân bổ công việc và chuyên môn hóa từng bước làm trong một chu trình sẽ kéo theo sự chuyên môn hóa trong kỹ năng và hiểu biết nghề nghiệp, thúc đẩy tính tập trung và hiệu quả công việc của người lao động và doanh nghiệp.

2. Lãnh đạo đi kèm trách nhiệm tương ứng

Khi trách nhiệm được giao cho cá nhân tương ứng, để làm tròn trách nhiệm thì các nhà lãnh đạo này cần được cấp thẩm quyền hợp lý, bao gồm quyền yêu cầu những người có liên quan cùng tham gia. Sau cùng, chính họ phải chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc và Hội đồng Quản trị.

3. Kỷ luật

Nhìn chung, kỷ luật được coi là yếu tố then chốt để một doanh nghiệp hoạt đông trơn tru. Nếu không có kỷ luật – bao gồm các tiêu chuẩn, thống nhất trong hành động, sự tuân thủ quy tắc và các giá trị – không doanh nghiệp nào có thể phát triển. “Sự đồng thuận giữa công ty và nhân viên về bản chất được thể hiện qua sự thuân thủ, tính áp dụng, hành vi thể hiện sự tôn trọng.”

4. Thống nhất về mệnh lệnh

Từ lâu, các phương châm quản lý đều cho rằng nhân viên chỉ nên nghe lệnh từ 1 lãnh đạo duy nhất. Ngày nay, với hàng loạt phương pháp và mô hình quản lý kiểu ma trận đan xen nhau trong một tổ chức, nhiều khi cùng một công việc nhân viên sẽ phải báo cáo với 2 hoặc nhiều hơn cấp lãnh đạo hay bên khách hàng. Vấn đề đặt ra ở đây là, các lãnh đạo có thể sẽ đưa ra những yêu cầu trái ngược nhau, và người nhân viên sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

5. Thống nhất về đường lối

Các nhóm làm việc có cùng mục tiêu nên làm việc dưới sự lãnh đạo của 1 người quản lý và cùng làm theo 1 kế hoạch duy nhất. Điều này sẽ đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, thuần nhất trong mọi hoạt động.

6. Lợi ích chung cần đặt lên trên hết

Fayol cho rằng lợi ích của một nhân viên hay nhóm không được đặt cao hơn lợi ích chung của tổ chức. Ý tưởng này dấy ra tranh cãi rằng, vậy ai sẽ là người quyết định xem lợi ích chung của tổ chức là gì. Ở đây tồn tại các rủi ro về doanh nghiệp và đạo đức, cũng như là thời cơ cho những kẻ “đục nước béo cò” lợi dụng. Ta cũng nên hiểu rằng, các nguyên tắc của Fayol được xây dựng với giả định mọi lợi ích và quyết định của tổ chức đều trung lập và có lý.

7. Thù lao

Mức thù lao cần phải công bằng và thỏa mãn cho cả nhân viên và chủ công ty (sau khi đã tính toán đến cả cơ cấu chi phí và lợi nhuận/thặng dư cần có).

8. Tập trung hóa

Đây là nguyên tắc thiết yếu của mọi tổ chức và là hệ quả tất yếu của quá trình cơ cấu. Ngay cả ở trong những tổ chức có cấu trúc phẳng và quyền lực phân hóa (decentralization), quyền hành nói chung vẫn tập trung vào tay một số người mà thôi. Trong những tổ chức kiểu này, việc từng cá nhân được tự do đến đâu và hệ lụy từ việc phân tán quyền hành lớn đến mức nào chưa bao giờ được bỏ khỏi bàn tranh luận.

9. “Xích lãnh đạo”

Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cũng như mệnh lệnh từ trên xuống dưới cần được đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, hợp lý, hai bên cùng hiểu.

10. Trật tự

Nói đơn giản, mọi tổ chức nên để cho mỗi nhân viên có chỗ đứng riêng, có bổn phận phù hợp với tổ chức, luôn cảm thấy tự tin và an toàn trong môi trường công ty. Mọi nguyên tắc, luật lệ , hướng dẫn và hành động cần được thể hiện một cách dễ hiểu. Một tổ chức có trật tư sẽ phát triển ổn định chứ không hỗn loạn, khó kiểm soát, gây lo âu cho nhân viên.

11. Sự công bằng

Sự công bằng và công lý nên thấm nhuần vào tư tưởng của tổ chức – cả trong nguyên tắc lẫn hành động.

12. Ổn định về nhiệm vụ

Các nhân viên cần có thời gian để thích ứng và thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất. Sự ổn định về nhiệm vụ thúc đẩy lòng trung thành với mục địch và giá trị của tổ chức.

13. Sáng kiến

Ở mọi cấp bậc trong cơ cấu tổ chức, sự nhiệt huyết, nhiệt tình và năng lượng đều đến từ những người có cơ hội thể hiện những sáng kiến cá nhân của mình.

14. Tinh thần đoàn kết

Fayol nhấn mạnh rằng, việc xây dựng và duy trì sự hòa hợp giữa các mối quan hệ trong công việc là vô cùng cần thiết.

Thanh Tuyền – Sưu tầm.

Đọc thêm:

Người thành công nói gì về khởi nghiệp? 10 nhân vật nổi tiếng chia sẻ quan điểm về khởi nghiệp.

Bill Gross chia sẻ yếu tố quan trọng dẫn đến thàng công cho các startup

Kinh nghiệm kinh doanh: Chiến lược xây dựng Amazon của Jeff Bezos như thế nào?

Start up là gì? Những nguyên nhân gây khó khăn cho startup. Tầm quan trọng của Marketing.

10 cách huy động vốn khởi nghiệp kinh doanh làm giàu hiệu quả

Tags: Khởi nghiệpkhởi nghiệp cần gì?nguyên tắc khởi nghiệpnguyên tắc quản trị

Related Posts

Tổng hợp nguyên tắc để làm giàu nhanh nhất trong năm 2020
Bài học kinh doanh

Tổng hợp nguyên tắc để làm giàu nhanh nhất trong năm 2020

Tháng Mười Hai 1, 2019
Tổng hợp nguyên tắc làm giàu của tỷ phú mà bạn cần biết mới nhất 2020
Bài học kinh doanh

Tổng hợp nguyên tắc làm giàu của tỷ phú mà bạn cần biết mới nhất 2020

Tháng Mười Một 25, 2019
Tổng hợp phương pháp học cách làm giàu nhanh hiêu quả nhất năm 2020
Bài học kinh doanh

Tổng hợp phương pháp học cách làm giàu nhanh hiêu quả nhất năm 2020

Tháng Mười Một 25, 2019
Tổng hợp nguyên tắc vượt qua khó khăn trong kinh doanh mới nhất 2020
Bài học kinh doanh

Tổng hợp nguyên tắc vượt qua khó khăn trong kinh doanh mới nhất 2020

Tháng Mười Một 25, 2019
Tổng hợp cách huy động để có vốn kinh doanh mới nhất 2020
Bài học kinh doanh

Tổng hợp cách huy động để có vốn kinh doanh mới nhất 2020

Tháng Mười Một 25, 2019
Hướng dẫn lập dự án kinh doanh mới nhất 2020
Bài học kinh doanh

Hướng dẫn lập dự án kinh doanh mới nhất 2020

Tháng Mười Một 25, 2019
Load More
Next Post
Khởi nghiệp bắt đầu từ đâu? 6 bước đơn giản để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh.

Khởi nghiệp bắt đầu từ đâu? 6 bước đơn giản để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh.

Discussion about this post

Popular News

  • Làm sao để mở khóa Facebook bị checkpoint 72h? – Thủ thuật nuôi nick Facebook 2019

    Làm sao để mở khóa Facebook bị checkpoint 72h? – Thủ thuật nuôi nick Facebook 2019

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • P&L là gì? Ý nghĩa chỉ số P&L trong Quản trị xuất nhập khẩu và khởi nghiệp

    6 shares
    Share 6 Tweet 0
  • Cách tìm Facebook nhanh bằng SĐT và lấy ID Facebook nhanh chóng tại Finduid.com

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Đòn bẩy trong kinh doanh là gì? Yếu tố phát triển doanh nghiệp 2019

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Phân tích chiến lược Marketing “không giống ai” của Durex trở thành thương hiệu “top of mind”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

KIẾN THỨC KHỞI NGHIỆP

  • QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
  • QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
  • QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
  • QUẢN TRỊ RỦI RO

KIẾN THỨC MARKETING

  • CONTENT MARKETING
  • FACEBOOK MARKETING
  • GOOGLE ADS - SEO
  • CHUYỂN ĐỘNG KINH DOANH

CHUYỆN KINH DOANH

  • BÀI HỌC KINH DOANH
  • ĐỘNG LỰC KINH DOANH
  • PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
  • THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

GIỚI THIỆU

  • Blog chia sẽ kiến thức khởi nghiệp, dành cho các bạn trẻ có đam mê muốn khởi nghiệp riêng cho mình.

© 2019 ATP SOFTWARE chịu trách nhiệm nội dung.

footer logo
DMCA.com Protection Status
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh