Làm gì để tồn tại khi khởi nghiệp?
Sau hơn 3 năm nghiên cứu thì mình và nhóm đã hoàn thiện quy trình sản phẩm nấm trùng thảo theo quy mô sản xuất công nghiệp, và giờ đây mọi người sẽ được sử dụng sản phẩm này hằng ngày. Ngày 16/4 bên mình bắt đầu triển khai bán sản phẩm với sản lượng lớn. Trung bình khoảng 20.000 sản phẩm/tháng. Nhân đây mình cũng xin chia sẽ đến các bạn đang khởi nghiệp và chuẩn bị khởi nghiệp câu chuyện về hành trình phát triển của nhóm mình, biết đâu sẽ giúp được cho một số bạn cũng đang trong hành trình.
1. Đầu tiên: Hãy mơ giấc mơ lớn
Ngày đầu tiên đến với loại nấm trùng thảo này với rất nhiều khó khăn. Nhưng cả nhóm chỉ có chung một mong muốn là một ngày nào đó người dân của mình sẽ được sử dụng loại nấm tốt cho sức khỏe này với mức giá phải chăng nhất. Rất nhiều giai đoạn khó khăn đã trải qua nhưng chính giấc mơ lớn này chính giá trị lớn mà chúng mình muốn mang lại cho người sử dụng và xã hội này cả nhóm mình không bị đi lạc.
2. Xây dựng lộ trình cụ thể
Từ mục tiêu ban đầu, nhóm phân tích ra nhiều tình huống từ yếu tố kỹ thuật, góc độ thị trường, khả năng phát triển của sản phẩm… trên cơ sở đó xây dựng các tình huống ứng phó và xây dựng mục tiêu cho các giai đoạn cụ thể và vạch ra lộ trình để hoàn thành từng giai đoạn.
3. Xác định bài toán tồn tại trước khi nghĩ đến việc phát triển hay bức phá
Việc này cực kỳ quan trọng, với các nhóm kỹ thuật chắc các bạn sẽ có sự đồng cảm ở ý này. Việc xác định bài toán tồn tại sẽ giúp các bạn chú ý đến bài toán dòng tiền (đây là yếu tố sống còn của nhiều công ty khởi nghiệp). Và xác định việc này giúp chúng ta không rơi vào bài toán ảo tưởng, đặc biệt với trường hợp thuận lợi ban đầu thì rất dễ đánh mất mình. Sẽ rơi cảm xúc tự mãn sớm trong khi nền tảng chưa có hoặc chưa đủ để vận hành theo một quy mô lớn hơn.
4. Phải có niềm tin vào đội ngũ của mình.
Việc có niềm tin với nhau các bạn sẽ có sự phân công công việc hợp lý và không bị dẫm chân lên nhau. Từ đó mỗi bộ phận sẽ hoạt động tốt nhất có thể. Để xây dựng được niềm tin thì ngoài mục tiêu chung thì mọi cái phải phân định rõ ràng, minh bạch. Đặc biệt là tài chính và phân quyền công việc.
5. Thiết kế mô hình:
Đây là yếu tố then chốt quyết định việc doanh nghiệp có vận hành được hay không. Về cơ bản thì phần lớn mọi người đều nghĩ ai bỏ vốn vào cũng đều là ông chủ và có quyền như nhau nên muốn mọi cái đều phải được quyết. Và một điều nữa là có nhiều người vẫn nghĩ là bỏ vốn nhiều nên nghiễm nhiên được làm quản lý. Sai lầm trong thiết kế mô hình doanh nghiệp dẫn tới hậu quả là tan đàn hoặc tranh chấp với nhau làm giảm hiệu quả vận hành. Nên nhìn nhận rõ ràng vai trò đầu tư và trách nhiệm của nhân viên trong tổ chức.
6. Xây dựng thương hiệu phải có tính kiên nhẫn và phải có triết lý riêng
Việc xây dựng thương hiệu không gắn liền với mục tiêu lớn sẽ dẫn tới hệ quả là di lòng vòng. Nếu không kiên nhẫn rất dễ rơi vào trạng thái chụp giật, cái gì cũng làm, cái gì cũng bán. Thương hiệu muốn phát triển và nổi bật phải tạo ra được nhiều khác biệt trong thiết kế sản phẩm, thông điệp truyền tải, càng có nhiều điểm khác biệt thì càng có cơ hội thành công cao.
Cũng còn rất nhiều vấn đề nữa nhưng ở đây mình không thể chia sẽ hết được, những vấn đề mình đề cập ở trên theo mình là những thứ có ảnh hưởng lớn trong hành trình khởi nghiệp có thể tác động đến.
Bài viết này dưới quan điểm thực tế của cá nhân nên chắc sẽ còn nhiều thiếu sót.
Rất mong mọi người chia sẻ thêm!!
Nguồn: Dung Phan
Phương Duy – Tổng hợp và Edit