Đòn bẩy là nguyên tắc áp dụng trong kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp làm ít được nhiều.
Đòn bẩy là gì? Nó giúp gì cho chủ doanh nghiệp?
Khi bạn mua một sản phẩm, như một chiếc điện thoại chẳng hạn, bạn sẽ có một bản “Hướng dẫn sử dụng”. Bản Hướng dẫn sử dụng đó được mô tả chi tiết cách dùng, cách vận hành và cách tự sửa chữa khi bạn gặp vấn đề với máy móc. Nó được mô tả đầy đủ sao cho bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng tự nghiên cứu và sử dụng. Tương tự như vậy, mỗi doanh nghiệp cũng cần phải có một bản Hướng dẫn sử dụng đầy đủ và chi tiết sao cho bất kỳ nhân viên nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện.
Khi bạn bắt đầu khởi sự kinh doanh, chắc chắn là bạn chưa xác định rõ điều đó. Có thể, bạn đã lập một bản Kế hoạch Kinh doanh hoàn chỉnh, nhưng kế hoạch đó không mô tả đầy đủ quy trình vận hành của doanh nghiệp, chỉ là một bản mô tả tổng thể. Bạn cần có một bản Hướng dẫn vận hành hệ thống được mô tả đầy đủ cách vận hành doanh nghiệp của bạn. Đó là khi bạn lập một đòn bẩy cho doanh nghiệp.
Khi bắt đầu công việc kinh doanh, mọi công việc còn đơn giản và sơ khai, các chủ doanh nghiệp thường dùng phương pháp “chỉ và bảo” cách làm công việc đó như thế nào cho nhân viên của họ. Tuy nhiên, không thể kéo dài việc này mãi mãi được. Khi mở rộng kinh doanh, bạn sẽ ngày càng bận rộn và cái việc “chỉ và bảo” ngốn rất nhiều thời gian của bạn.
Và chính xác đó là điều tôi muốn nói: đầu tiên bạn sẽ không có nhiều thời gian để thực hiện đúng chức năng lãnh đạo của mình, và tiếp theo là bạn sẽ không có đủ thời gian để lúc nào cũng chạy theo nhân viên để “chỉ và bảo”, và cuối cùng công việc kinh doanh của bạn đi xuống vì bạn không thể “chỉ và bảo” mọi nhân viên mọi lúc mọi nơi. Và tất nhiên là bạn cũng không dành được thời gian để xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững.
Nếu bạn đang làm việc 12-16 tiếng mỗi ngày, lúc nào cũng chỉ và bảo nhân viên phải làm gì và dành thời gian để chỉnh lỗi sai của họ thì đó là lúc bạn cần tới đòn bẩy doanh nghiệp.
Một số nguyên tắc của đòn bẩy
LÀM MỘT LẦN, DÙNG NHIỀU LẦN
Nguyên tắc của đòn bẩy chính là bạn chỉ cần làm một lần. Viết ra quy trình công việc những gì bạn đang làm và chuyển giao nó cho người khác sẽ làm cho lần tới. Bạn cũng cần phải điều chỉnh những bước trong quy trình này cho đến khi nó trở nên nhất quán nhất, và dần dần nhân viên của bạn tự dựa vào quy trình để làm theo mà không cần bạn “chỉ và bảo” nữa.
Như vậy, bạn đã hệ thống hóa được quy trình vận hành doanh nghiệp.
Với quy mô lớn hơn, nếu bạn viết một cuốn sách và phát hành cuốn sách đó, bạn chỉ cần viết sách một lần, bạn sẽ được nhận tiền nhuận bút mỗi khi có ai mua cuốn sách đó của bạn.
LÀM ÍT – ĐƯỢC NHIỀU

CHIA ĐỂ NHÂN

Những loại Đòn bẩy khác nhau
Có 4 loại đòn bẩy bạn có thể sử dụng để nâng tầm doanh nghiệp của bạn.
- Tài chính và Tiền tệ
- Marketing và Bán hàng
- Hệ thống và Công nghệ
- Con người và Đào tạo
TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ
Ngân hàng chỉ cho doanh nghiệp vay tiền khi họ chắc chắn là bạn có khả năng trả lại tiền cho họ. Bạn cũng chỉ nên vay tiền từ ngân hàng khi bạn chắc chắn bạn có thể trả nợ, và có thể kiếm lợi nhuận từ các giao dịch. Số tiền chênh lệch từ khoản nợ phải trả với số tiền bạn kiếm ra chính là lợi nhuận ròng (ROI). Lợi nhuận ròng của ngân hàng chính là khoản lãi suất bạn phải trả.
Hãy sử dụng tiền để làm ra tiền bằng cách đảm bảo là bạn có được lợi nhuận ròng.
MARKETING VÀ BÁN HÀNG
Một số ông chủ mở công ty ra và đợi khách hàng đến mua hàng. Đây là cách phát triển kinh doanh “thô sơ” nhất. Nghe có vẻ rất an toàn, nhưng thực tế thì hầu hết các doanh nghiệp đều hết vốn trước khi thành công, và thậm chí quan trọng hơn, nhiều khách hàng tiềm năng còn không có cơ hội để trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ của bạn bởi vì bạn không bao giờ tiếp thị tới khách hàng.
Công thức 5 bước để gia tăng lợi nhuận:
Khách hàng tiềm năng x Tỷ lệ chuyển đổi = Khách hàng
Khách hàng x Số lần giao dịch trung bình x Giá trị mỗi giao dịch = Doanh thu
Doanh thu x Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận
Bằng việc đo lường các chỉ số ở mỗi bước, doanh nghiệp có thể nắm bắt được tình trạng marketing và bán hàng bị yếu ở chỗ nào, và nhờ tập trung vào bước đó để tạo sự thay đổi lớn mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.
HỆ THỐNG VÀ CÔNG NGHỆ
Hệ thống là đòn bẩy mà tôi đã nói ở trên. Đó chính là những quy trình được văn bản hóa (quy trình vận hành) hoặc tự động (công nghệ thông tin) nhằm mục đích đẩy mạnh tính nhất quán và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.
Áp dụng đúng công nghệ có thể gia tăng hiệu suất kinh doanh. Có công nghệ nào giúp bạn tăng năng suất bán hàng và cải tiến chất lượng dịch vụ của bạn không? Câu trả lời gần như lúc nào cũng là “Có”, chẳng hạn như bạn áp dụng giải pháp công nghệ phát triển doanh nghiệp của ATP Software hoặc tham gia các buổi chia sẻ offline do chúng tôi miễn phí tổ chức.
CON NGƯỜI
Con người thường được coi là nòng cốt của doanh nghiệp. Như trong ví dụ ở trên của tôi trong bài viết này, con người thay thế bạn – người chủ doanh nghiệp. Bạn có thể tự mình làm mọi công việc trong kinh doanh, hoặc bạn có thể thuê người làm giúp bạn. Đó là một lựa chọn rất đơn giản phải không? Nhưng bạn phải biết cách làm sao cho đúng.
Bạn đã biết cách nào chưa?
Nếu bạn vẫn chưa biết rõ, thì bạn cũng đang ở trong tình trạng giống như rất nhiều chủ doanh nghiệp khác.
Liệu Đòn bẩy có thể dễ thực hiện?
Trước tiên bạn cần phải có Dòng tiền, bởi vì Đòn bẩy cần chi phí. Khi bạn có tiền, thì hãy tập trung vào những đòn bẩy tạo ra lợi nhuận ròng lớn nhất. Thông thường chúng ta vẫn nói, bắt đầu bằng Marketing và Bán hàng, tiếp theo là Hệ thống và Công nghệ, rồi đến Con người, và một khi doanh nghiệp của bạn đã vận hành trơn tru và hiệu quả, thì hãy tiếp cận Đòn bẩy Tài chính và Tiền tệ, khi đó bạn có thể đạt tỷ lệ gia tăng vốn tốt nhất, chẳng hạn như từ các cổ đông.
Trong thực tiễn, phần lớn các chủ doanh nghiệp lại đang làm ngược lại. Hãy rút kinh nghiệm từ nhũng doanh nghiệp đó và đưa ra những bước đi thông minh cho doanh nghiệp của mình.
Nguồn: Lý Hà Thu
Phương Duy – Tổng hợp và Edit