Chúng ta luôn luôn nghe thấy các đội ngũ quản lý khắp nơi trên thế giới nói về chí hướng và thử thách của bản thân nhưng vấn đề về việc thực hiện thử thách bản thân thực sự mỗi ngày vẫn đang là một thử thách kinh doanh quan trọng mà chúng ta đang phải đối mặt. Chiến lược không phải vì để sáng tạo sự vật mới mà là để thực sự thực hiện mục tiêu đã định. Doanh nghiệp cần phải chuyển hoá chiến lược thành công trở thành hoạt động mũi nhọn và bảo đảm hàng ngày sẽ làm tốt các hoạt động mũi nhọn này ở khắp mọi nơi.
1. Chiến lược là gì?
Có thể nói chiến lược chính là khả năng thay đổi hoạt động hàng ngày.
“Hoạt động hàng ngày” là chỉ những công việc thông thường mà đều sẽ xảy ra hàng ngày. Nhưng nếu hoạt động thường ngày của công ty có thể phản ánh chiến lược của công ty thì bạn hoàn toàn có thể thay đổi được công ty. Do vậy, khi tôi hợp tác với công ty tôi thường quan tâm tới việc người quản lý có chuyển hoá chiến lược thành những hoạt động mũi nhọn hàng ngày hay không?
Dưới đây là nội dung trò chuyện mà tôi có được khi trao đổi với đội ngũ quản lý của một số doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới.
Trong buổi hội nghị truyền hình với người phụ trách của công ty sản phẩm tiêu dùng hàng đầu châu Á. Họ không chỉ thành công ở châu Á mà còn là người chiến thắng ở nhiều nơi khác. Tôi hỏi họ: Nếu tổng kết thành công của 10 năm qua thành một điểm thì đó sẽ là gì? Họ trả lời rằng đó là nội dung đào tạo của công ty, những nội dung đào tạo này nhằm để dốc sức vào việc xây dựng một nền tảng văn hoá vô cùng coi trọng việc hành động và thực hiện mục tiêu.
Sau buổi hội đàm kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ với CEO mới nhậm chức của một công ty dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng quốc tế. Tôi hỏi anh ta vì sao lại làm công việc này? Anh ta đã trả lời rằng: “Đây thực sự là một cơ hội tốt để tôi có thể tập trung làm những công việc sở trường—khiến nhân viên thực sự làm được những việc mà họ đã từng nói là sẽ làm. Không có bất cứ vấn đề chiến lược to lớn nào mà không thể giải quyết được cả. Quan trọng nhất đó là phải chăm chú và thực hiện.
Trong buổi thảo luận nghiên cứu 1 ngày với một công ty sản phẩm tiêu dùng Bắc Âu. Sau hai tiếng thảo luận về những vấn đề có hiệu quả thấp của công ty thì họ đã đưa ra một kết luận tổng kết như sau: “Chúng tôi tán thành với mọi kế hoạch mà uỷ ban thực hiện của công ty đưa ra. Hơn nữa khi bắt đầu khởi động những kế hoạch này chúng tôi cũng mang theo rất nhiều sự kỳ vọng và nhiệt huyết. Nhưng mấy năm gần đây chúng ta có đang thực sự thực hiện những kế hoạch này không? Hay là chúng ta đã sớm chán ghét chúng và lại đang nhen nhóm thêm những kế hoạch khác?
Trong buổi hội đàm 2 tiếng đồng hồ với CEO của một công ty dịch vụ châu Âu, chúng tôi thảo luận tất cả các kế hoạch của họ, chúng được soạn thảo rất hợp lý. Sau đó tôi hỏi CEO, trong quá trình thực hiện những kế hoạch này, anh cho rằng vấn đề lớn nhất mà anh phải đối mặt ở đây là gì? Anh ta trả lời rằng: “Tất cả mọi việc đều có lúc tốt lúc xấu. Khi chúng tôi làm tốt sẽ thực sự là rất tốt nhưng ở trong rất nhiều tình huống nói thật lòng chúng tôi chỉ là đang chắp vá lại.
Bí quyết thành công thực ra rất đơn giản. Những đội ngũ quản lý ưu việt sẽ biết cách chú trọng tới một số mặt để khiến mình khác với đối thủ cạnh tranh. Chuyển hoá những điều này thành hoạt động mũi nhọn hàng ngày, đảm bảo chắc chắn rằng công ty sẽ ủng hộ những hoạt động thường ngày này, đồng thời sẽ thu thập một lượng lớn những ý kiến phải hồi của khách hàng để không ngừng cải thiện những hoạt động hàng ngày này.
Tôi và đồng nghiệp của tôi Chris Zook gọi các tình huống ở trên là “Mô hình có thể lặp lại ưu việt” (Great Repeatable Model), bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Lặp lại sự khác biệt hóa của bạn” để phân biệt sự khác nhau giữa công ty ưu việt và công ty ưu tú.
Thông thường, các công ty ưu tú cũng có phương châm và ý đồ cạnh tranh giống như các công ty ưu việt khác, nhưng họ lại không hề kiên trì với những phương châm này mọi lúc mọi nơi. Họ mở ra những hoạt động lớn và giành được thành công ở một số nơi thế nhưng ở những nơi khác họ lại gặp phải thất bại. Thế là họ liền đưa ra những kế hoạch mới tốt hơn nhưng những kế hoạch mới này cũng giống như trước đó không được tiến hành và thực hiện một cách triệt để.
Theo như những nghiên cứu của chúng tôi, 80% đội ngũ quản lý tự tin rằng họ luôn truyền tải những chủ trương giá trị ưu việt nhưng khách hàng lại chỉ nhận được 8% những chủ trương giá trị ưu việt. Một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề này đó là công ty không kiên trì thực hiện phương châm của mình một cách triệt để.
2. Bài học rút ra
Qua đây chúng ta sẽ rút ra được những bài học gì? Muốn thành công bền vững và liên tục, doanh nghiệp không nhất thiết phải đưa ra những phương châm mới trọng đại mà chỉ nên ủng hộ và thực hiện những phương châm ít và đơn giản. Đồng thời người quản lý của công ty phải luôn đặt những phương châm này lên vị trí hàng đầu và kiên trì nó trong vòng nhiều năm. Đây cũng chính là nội dung mà cuốn sách mới “Repeatability” của chúng tôi muốn truyền tải tới các bạn. Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều công ty hơn nữa học được cách lợi dụng khả năng thay đổi của những hoạt động mũi nhọn thường ngày.
Thanh Tuyền – Sưu tầm.
Đọc thêm:
NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG
Start up là gì? Những nguyên nhân gây khó khăn cho startup. Tầm quan trọng của Marketing.
Làm thế nào để có thêm ý tưởng? 7 cách khơi gợi ý tưởng siêu đơn giản .