Quy tắc để kinh doanh thành công bứt phá. Để thành công trong kinh doanh, bạn cần lên kế hoạch và lập trình tư tưởng sẵn sàng phấn đấu và làm việc hết mình. Vì chính bạn là người quyết định và lựa chọn cho tương lai của mình.
Quy tắc để kinh doanh thành công bứt phá.

Quy tắc để kinh doanh thành công – Đừng kéo bạn bè hay gia đình vào chuyện kinh doanh
Điều này giống như một “quy tắc ngầm” mà không cần nói thì ai cũng biết, rằng tốt nhất đừng để người thân hoặc bạn bè can thiệp quá sâu vào việc kinh doanh. Nhưng bạn có biết, chuỗi cà phê Starbucks yêu thích của bạn được thành lập vào năm 1971 bởi 3 sinh viên Đại học San Francisco còn nhà hàng McDonald gốc ở California được thành lập bởi anh em McDonald Maurice và Richard McDonald.
Bởi thế, cái gì cũng có ngoại lệ! Hãy hợp tác với những người có tiềm năng và thực sự có thể cùng bạn làm nên thành công.
Nếu bạn giỏi thứ gì đó, đừng bao giờ làm nó miễn phí
Đúng là không nên bán rẻ công sức của mình nhưng ở vị trí những start-up, đôi khi miễn phí là một cách để quảng cáo vô cùng hiệu quả. Giả sử bạn có 1 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viết bài luận trực tuyến.
Hãy mở dịch vụ tư vấn miễn phí cho các sinh viên quan tâm và chỉ đưa ra các dịch vụ mất tiền khi họ thực sự quan tâm và muốn trợ giúp. Như thế, bạn sẽ thu được không ít sự chú ý của khách hàng mục tiêu.
Không bằng cấp thì không thể kinh doanh thịnh vượng
Bên cạnh những biểu tượng như Steve Jobs hay Zuckerberg, chúng ta còn có Michael Dell (Larry), Larry Ellison (Oracle), Jan Koum (Giám đốc điều hành WhatsApp) và Evan Williams (đồng sáng lập Twitter) – những ví dụ tiêu biểu về các tỷ phú kinh doanh mà không hề hoàn thành Đại học.
Điều này không có nghĩa là hãy bỏ phắt trường lớp đi và bắt tay ngay vào đam mê kinh doanh của mình. Nhưng trong trường hợp bạn không thể hoàn thành chương trình tốt nghiệp hoặc phải rời bỏ Đại học giữa chừng, thì cũng đừng lo, nó chẳng ảnh hưởng lắm đến doanh nghiệp của bạn nếu bạn thực sự muốn cống hiến cho nó.
Bạn còn quá trẻ để tự lập doanh nghiệp
Đây lại là một quy tắc kinh doanh không chính thức nữa mà chúng ta vẫn thường ngầm hiểu với nhau. Nhưng tuổi tác có thực sự có ý nghĩa khi bạn có đam mê và một tư duy tập trung cao độ?
Trẻ tuổi có nhiều lợi thể hơn bạn nghĩ rất nhiều. Một doanh nhân trẻ nhanh nhẹn hơn, tự do hơn, cởi mở với những thay đổi và liều lĩnh với các thử thách hơn. Và ai cũng biết, việc mạo hiểm trong kinh doanh là bước đầu tiên để đạt được thành công.
Nhất định phải lập kế hoạch cho những hoạt động liên tục
Lập kế hoạch là việc làm bắt buộc đối với mọi cá nhân, mọi doanh nghiệp. Nhưng ép buộc mọi hoạt động phải đi theo những nguyên tắc và những đầu dòng gạch sẵn đem lại rất nhiều hạn chế bởi sẽ có những lúc bạn cần phải lên kế hoạch nhanh chóng và đưa ra quyết định linh hoạt, không hề nằm trong kế hoạch ban đầu.
>>>Xem thêm: In lịch tết 2021 và các loại lịch tết dành cho doanh nghiệp
Xác định thành công là gì?

Để kinh doanh thành công bạn phải biết thành công với bạn nghĩa là gì? Bạn đạt được thành công khi bạn bước tới được mục tiêu đã định trước, vượt qua mọi vấn đề, thất bại hay khó khăn bằng nỗ lực và áp dụng đúng năng lực, nguồn lực và phương pháp.
Tại sao kinh doanh thất bại

Và lý do tại sao vậy? Đơn giản chỉ bởi vì họ không biết thành công là như thế nào. Họ không có chút ý tưởng làm thế nào để xây dựng một doanh nghiệp thành công. Họ chỉ khởi đầu bằng kiến thức họ có về sản phẩm hay dịch vụ, nhưng họ còn thiếu rất rất nhiều kiến thức và công nghệ vận hành một doanh nghiệp đi tới thành công.
>>>Xem thêm: Tìm hiểu về công việc Chăm sóc khách hàng ngành Game Online tại Philippines.
Tại sao kinh doanh thành công?

Năng lực tạo nên sự khác biệt
Theo các nhà nghiên cứu Dunn và Bradstreet, 96% doanh nghiệp ở Mỹ thất bại bởi vì “thiếu năng lực quản lý”. Năng lực quản lý yếu kém nghĩa là người chủ doanh nghiệp thực sự không biết họ đang làm gì. Đa số họ là người chủ doanh nghiệp nhưng vẫn làm như một người làm công. Và dưới đây là 2 yếu tố chủ chốt của quản lý yếu kém gây thất bại trong kinh doanh:
Marketing và Bán hàng
Đầu tiên là yếu kém về quản lý bán hàng và marketing. 48% kinh doanh thất bị bởi vì doanh nghiệp không thể bán đủ số lượng sản phẩm và dịch vụ để duy trì và phát triển. Rất hiếm khi doanh nghiệp nào có doanh số bán hàng cao mà lại bị thất bại.
Kiểm soát chi phí
Lý do thứ hai các doanh nghiệp thường thất bại – chiếm tới 46% – đó là khả năng kiểm soát chi phí kém cỏi. Họ bán được đủ số lượng hàng hóa và dịch vụ cần thiết ở đằng trước, nhưng họ lại mất đi khá nhiều tiền đầu tư ở đằng sau và rồi họ phá sản.
>>>Xem thêm: Có công mài sắt có ngày nên kim, chàng trai nghèo chơi xổ số bỗng thành tỷ phú
Bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn Quy tắc để kinh doanh thành công bứt phá. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết nhé!
Vũ Thơm-Tổng hợp
Tham khảo: (phamngocanh, lyhathu,…)