Nộp thuế là nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất nhiều đơn vị hiện nay tìm kiếm các hình thức để trốn tránh việc phải nộp thuế. Vậy trốn thuế bị xử lý thế nào? Hãy tham khảo ngay thông tin Taxplus chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu về thuế
Bạn biết gì về thuế? Mặc dù cụm từ này được dùng rất nhiều trong thời buổi hiện nay, nhưng chắc hẳn rất ít người hiểu rõ về nó.
Theo đó, thuế được hiểu là một khoản thu bắt buộc. Nó không bồi hoàn khoản thu của Nhà nước cho cá nhân, tổ chức. Được xây dựng nhằm việc đáp ứng các chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung của cộng đồng.
Một khái niệm khác về thuế lại cho rằng: Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc, được áp dụng với một cá nhân hoặc pháp nhân. Hoạt động này bắt buộc phải nộp cho Chính phủ để phục vụ vì lợi ích chung.
2. Như thế nào là trốn thuế?
Trốn thuế là hành động vi phạm pháp luật cần lên án trong xã hội. Những chủ thể không thực hiện hoạt động đóng thuế, đóng thuế không đầy đủ được coi là trốn thuế. Cụ thể, theo Bộ luật hình sự năm 2015, những trường hợp sau đây được coi là trốn thuế.
Không khai thuế trên hồ sơ
Không đăng ký thuế với cơ quan có thẩm quyền
Vượt quá hạn thời gian cần khai thuế
Khi thực hiện hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ không xuất hóa đơn. Hóa đơn xuất khi bán hàng nhỏ hơn giá trị thanh toán thực tế của sản phẩm đang bán.
Sử dụng các loại chứng từ, hóa đơn không chính xác để hạch toán hàng hóa
Kê sai thông tin, sai số lượng hàng hóa khi xuất, nhập khẩu,..
Tất cả những trường hợp trên bị coi là trốn thuế.
3. Trốn thuế bị xử lý thế nào?
Những đối tượng có hành vi trốn thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 100 – 500.000 đồng, hoặc phạt tù trong thời gian từ 3 tháng đến 1 năm với trường hợp
Không thực hiện nhiệm vụ đóng thuế, trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 – dưới 300.000.000 đồng;
Không nộp thuế dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị vi phạm, hoặc kết án về tội này, được quy định tại các điều từ 188 – 196. Điều 202, điều 250 – 254, điều 304-306, điều 309 và 311. Chưa hết thời gian xóa án, nhưng vẫn cố tình vi phạm.
Phạt 500.000.000 – 1.500 triệu đồng, hoặc phạt tù từ 1 – 3 năm
Không hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế, số tiền từ 300 triệu đồng – dưới 1 tỷ đồng;
Trốn thuế có quy mô tổ chức;
Vi phạm hoạt động trốn thuế 2 lần trở lên
Lạm dụng chức quyền
Tiến hành phạt từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng, hay phạt từ 2-7 năm tù nếu trốn thuế từ 1 tỷ đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Đối tượng trốn thuế phải chịu hình phạt từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
Cấm hành nghề trong thời gian trung bình từ 1-5 năm.
Bị thu hồi toàn bộ số tài sản mình đang có, hoặc một phần tài sản.
Đối với các tổ chức, pháp nhân thương mại, trốn thuế bị xử lý thế nào?
Các đối tượng này bị áp dụng các hình phạt sau:
Phạt tiền từ 300 triệu – 1 tỷ đồng nếu đã bị xử phạt hành chính. Hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế mà chưa được xóa án tích. Sau đó tiếp tục tái phạm.
Nếu vi phạm mục 3 bị xử phạt trung bình từ 1 tỷ – 3 tỷ đồng;
Nhóm đối tượng trốn thuế, gây ảnh hưởng tới xã hội. Không thể khắc phục những hậu quả do mình gây ra. Có thể bị nhận hình phạt đình chỉ kinh doanh ngành nghề vĩnh viễn.
Người trốn thuế còn bị phạt từ 50 – 200 triệu đồng, không được kinh doanh, huy động vốn trong thời gian trung bình từ 1 – 3 năm.
Có thể nói, trốn thuế là hành vi đáng để lên án. Vì vậy, mỗi chúng ta khi tiến hành kinh doanh buôn bán bất kỳ một mặt hàng gì, cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật về việc đóng thuế. Trốn thuế bị xử lý thế nào? Taxplus đã giúp mọi người nắm bắt thông tin trong bài viết này rồi đấy. Hy vọng bạn sẽ nắm được những nội dung quan trọng.
Thông tin liên hệ Taxplus
Hotline: 0853 9999 77
Email: info@taxplus.vn
Địa chỉ: 329 – 331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
Website: https://taxplus.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/taxplus.vn/