Miễn phí Tư vấn Thuế- Dịch vụ Tận nơi- 15 năm kinh nghiệm khách hàng từ châu Âu, Á, Mỹ. Mở công ty tại Việt Nam cho Người Nước Ngoài
Thành lập công ty có vốn nước ngoài → Nhà đầu tư (Expat) cần quan tâm điều gì nhất ? Các điều kiện Cốt Lỗi, Loại hình thành lập ☛ Công ty TNHH hay Công ty Cổ Phần, Quy trình, Thủ tục cần thiết cho nhà đầu tư nước ngoài khi bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam…
8 ĐIỂM CẦN BIẾT TRƯỚC KHI THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
# 1. Cho phép người nước ngoài sở hữu từ 1-100% vốn tại Việt Nam.
# 2. Yêu cầu vốn tối thiểu từ 50.000 USD trở lên
# 3. Địa chỉ đăng ký công ty phải có hợp đồng thuê/mượn hợp lệ
# 4. Giám đốc có thể là người nước ngoài hoặc Việt Nam
# 5. Giấy phép đầu tư (IRC) là bắt buộc
# 6. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ERC) cấp giống doanh nghiệp 100 vốn Việt Nam
# 7. Đăng ký thuế nộp thuế và báo cáo thuế như doanh nghiệp Việt Nam + Kiểm toán năm
# 8. Góp vốn trong thời hạn quy định sau khi Mở tài khoản vốn (quan trọng)
Điều kiện thành lập Công ty/Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ?
#1. Ngành nghề dự kiến kinh doanh tại Việt Nam là ngành gì ?
#2. Địa điểm đặt trụ sở tại đâu tại Việt Nam (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng …)
#3. Quốc tịch nhà đầu tư ?
#4. Vốn điều lệ hoặc vốn pháp định đăng ký tối thiểu là bao nhiêu ?
#5. Đầu tư với tư cách cá nhân hay Doanh Nghiệp/tổ chức vào Việt Nam ?
Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài gồm những gì ?
Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài:
#1. Hồ sơ cần chuẩn bị đối với nhà đầu tư cá nhân
Hộ Chiếu (yêu cầu sao y công chứng)
Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tương ứng số tiền đầu tư vào Việt Nam (Bản gốc)
Hợp đồng thuê trụ sở văn phòng
Vốn dự kiến đầu tư vào Công ty Việt Nam
Dự kiến đặt tên công ty
Dự kiến ngành nghề kinh doanh của Công ty nước ngoài
#1. Hồ sơ cần chuẩn bị đối với nhà đầu là công ty/tổ chức
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản sao y (Hợp thức hoá lãnh sự)
Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tương ứng số tiền đầu tư vào Việt Nam (Bản gốc) hoặc báo cáo tài chính có lời tương ứng (Hợp thức hoá lãnh sự)
Điều lệ hoạt động của công ty mẹ bên nước ngoài (Hợp pháp hoá lãnh sự)
Hợp đồng thuê trụ sở văn phòng
Vốn dự kiến đầu tư vào Công ty Việt Nam
Dự kiến đặt tên công ty
Dự kiến ngành nghề kinh doanh của Công ty nước ngoài
Hộ chiếu của người đại diện pháp luật – Giám đốc của công ty tại Việt Nam.
Tại sao nên thành lập Công ty có vốn đầu tư nước ngoài ?
Độ tin cậy: Khi đăng ký một Công ty tại Việt Nam, các nhà đầu tư (hoặc chủ sở hữu công ty) và các bên thứ ba của Công ty đó phải trình bày hình ảnh và hiểu biết rõ ràng về doanh nghiệp với chính phủ. Đăng ký một công ty tại Việt Nam cho phép các bên thứ ba kiểm tra tình trạng của công ty liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau, chẳng hạn như hồ sơ công ty, tình trạng tài chính, danh sách cổ đông, giám đốc và hơn thế nữa. Kết quả là, các bên như đối tác của công ty, nhà đầu tư, ngân hàng hoặc người cho vay tiền tư nhân thấy công ty đáng tin cậy.
Bảo mật: Công ty là một pháp nhân được thành lập trong một thời gian dài. Thông thường, công ty hoạt động cho đến khi các chủ sở hữu không thể hoạt động được nữa thì giải thể. Tất cả công việc quản lý hàng ngày của công ty thường do Giám đốc của công ty thực hiện, được các cổ đông phân công. Một số lợi thế của việc thành lập công ty là bảo vệ thương hiệu / tên công ty của bạn, trách nhiệm cá nhân của bạn đối với các tổn thất tài chính và cho phép bạn có được thị thực thích hợp để sinh sống tại Việt Nam.
Lợi ích của việc thành lập công ty/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ?
Nhờ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự mở rộng mạnh mẽ của khu vực tư nhân, Việt Nam là một trong những nền kinh tế châu Á phát triển nhanh nhất với tốc độ tăng trưởng GDP cao.
Nằm ở trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam có vị trí khá chiến lược về tiếp cận thị trường. Hơn nữa, Việt Nam có đường bờ biển dài và gần các tuyến vận tải biển lớn của thế giới.
Việt Nam đang mở cửa với nền kinh tế toàn cầu. Nó là thành viên của ASEAN, Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nó cũng có hơn 60 hiệp định đánh thuế hai lần.
Dân số Việt Nam trẻ, có tay nghề cao và dồi dào. Tỷ lệ người biết chữ trên 90%.
Việt Nam có một chính phủ và cơ cấu xã hội ổn định, là một địa điểm lý tưởng để đầu tư vốn.
HIỂU & LÀM
〉LỜI KHUYÊN TỪ LUẬT SƯ
(i) Điều cốt lỗi của việc thành lập công ty vốn nước ngoài nằm ở “Ý NIỆM” từ đầu của nhà đầu tư
(ii) Khi đầu tư vào Việt Nam, họ tiếp cận nhanh hay đi theo kiểu từ từ
☝ TIẾP CẬN NHANH: Nhà đầu tư sẽ Chuẩn bị vốn, ngành nghề đầu tư (ý tưởng), nhân sự, và địa điểm đặt trụ sở ==> GỌI NGAY CHO NHÀ TƯ VẤN LUẬT UY TÍN.
☋ TIẾP CẬN TỪ TỪ: Hỏi, hoặc đầu tư bằng việc “MỞ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN REP OFFICE” sau đó tùy kết quả mới quyết định đầu tư hay không
DÙ NHÀ ĐẦU TƯ CÓ LÀM THEO CÁCH NÀO THÌ CŨNG CẦN ĐỌC QUA ĐỂ HIỂU VÀ TÌM ĐƯỢC HƯỚNG ĐI PHÙ HỢP (VÌ ĐÓ LÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN)
TÌM HIỂU GÌ ? CHUẨN BỊ NGÀNH NGHỀ DỰ KIẾN ĐẦU TƯ, VỐN VÀ ĐỊA ĐIỂM THEO THỨ TỰ
(i) TÌM HIỂU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
(ii) TÌM HIỂU LOẠI HÌNH ĐẦU TƯ
(iii) TÌM HIỂU THỜI GIAN HOÀN THÀNH HỒ SƠ DỰ ÁN
(iv) TÌM HIỂU KINH NGHIỆM NHÀ TƯ VẤN
CÁC BƯỚC THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Bước 1: Đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư thực hiện dự án thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong một số trường hợp nhà đầu tư phải đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Quy trình đầu tiên trong việc thành lập công ty vốn nước ngoài)
☑ Hồ sơ đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Hồ sơ pháp lý cho việc THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM dành riêng cho cá nhân và tổ chức như sau
☑ Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài
Đối với cá nhân có 3 loại hồ sơ quan trọng
# Hộ chiếu
# Hợp đồng thuê trụ sở
# Xác nhận ngân hàng với số vốn tương tự với vốn Điều lệ đầu tư tại Việt Nam.
☑ Tổ chức là nhà đầu tư nước ngoài
Đối với tổ chức có 5 loại hồ sơ sau
# Giấy đăng ký kinh doanh
# Điều lệ hoạt động của Công ty nước ngoài (m&a)
→ Lưu ý: Hai tài liệu này phải hợp thức hóa lãnh sự khi đưa về Việt Nam sử dụng
# Báo cáo tài chính có lợi nhuận hoặc Xác nhận ngân hàng bằng với số tiền dự định đầu tư vào Việt Nam.
# Hợp đồng thuê trụ sở tại Việt Nam
# Quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp luật đối với Doanh nghiệp tại Việt Nam.
Trên đây là các điều kiện cơ bản về việc thành lập công ty có thành viên là người nước ngoài.
☑ Thời gian thành lập công ty có vốn nước ngoài
Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ
Đối dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 05 – 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư
GHI CHÚ
☻ VIỆC XIN CHỦ TRƯƠNG DỰ ÁN NÀY CHỈ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ KHÁC (NGOẠI TRỪ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HÀ NỘI KHÔNG PHẢI XIN)
☻ LUẬT ĐẦU TƯ NĂM 2020, YÊU CẦU PHẢI HỎI Ý KIẾN BỘ QUỐC PHÒNG VỀ ĐỊA ĐIỂM ĐẶT TRỤ SỞ CÔNG TY (NGOẠI TRỪ TOÀ NHÀ VĂN PHÒNG CÓ VỐN NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI)
Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)
1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
2. Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
3. Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
4. Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
5. Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
6. Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Bước này rất quan trọng mục đích có được giấy màu xanh tên gọi (IRC) CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ (GIẤY MÀU TRẮNG)
Bước 3: Xin Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp IRC
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Các thông tin cần thiết của một bộ ERC bao gồm:
Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp (mã số thuế);
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể được thực hiện trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh, qua dịch vụ bưu chính, hoặc qua mạng liên lạc điện tử [trực tuyến]. Hiện tại, hầu hết các đơn đăng ký ERC được thực hiện thông qua trực tuyến. Nội dung/ yếu tố của hồ sơ đăng ký ERC tùy thuộc vào hình thức công ty muốn thành lập. Thông thường, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) và công ty cổ phần (JSC), hồ sơ đăng ký ERC như sau:
A- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) nhiều thành viên và công ty cổ phần
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ công ty
Danh sách thành viên của công ty TNHH nhiều thành viên; danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài của công ty cổ phần.
Các bản sao:
a. Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b. Giấy tờ pháp lý của cá nhân hoặc cổ đông sáng lập và cổ đông nước ngoài đối với thành viên là cá nhân; giấy tờ pháp lý của cá nhân hoặc cổ đông sáng lập và cổ đông nước ngoài đối với thành viên là tổ chức; giấy tờ pháp lý của cá nhân hoặc cổ đông sáng lập và cổ đông nước ngoài đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài thành lập hoặc đồng sáng lập theo quy định của Luật Đầu tư.
B- Đối với công ty TNHH một thành viên
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ công ty
Các bản sao:
a. Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b. Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư.
Bước này bao gồm ĐĂNG KÝ GIẤY CHỨNG NHẬN DOANH NGHIỆP ⇒ GIẤY MÀU VÀNG (ERC)
Thời gian xin giấy ERC là 07 ngày làm việc.
Bước 4: Khắc con dấu pháp nhân của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.
Con dấu doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
Tên doanh nghiệp
Mã số doanh nghiệp
Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính
Thứ tự của con dấu (trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều con dấu)
Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng (tài khoản thanh toán) và khai thuế ban đầu phát hành hóa đơn.
1. Khai và nộp lệ phí Môn bài
Khai lệ phí môn bài một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.
Thời hạn nộp tiền lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí.
Hồ sơ khai thuế môn bài là Tờ khai lệ phí môn bài.
Sau khi đi vào hoạt động, hàng năm doanh nghiệp thực hiện nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.
2. Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (Mẫu 06/GTGT)
(Lưu ý về mẫu 06/GTGT từ ngày 5/11/2017, doanh nghiệp không phải nộp Mẫu 06/GTGT để đăng ký và chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT. Đây là một trong những nội dung của Thông tư số 93/2017/TT-BTC ngày 19/9/2017 của Bộ Tài chính.)
Có hai phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ (sử dụng hoá đơn GTGT) và phương pháp trực tiếp (sử dụng hoá đơn bán hàng).
Để áp dụng phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp thực hiện thông báo cho cơ quan thuế theo mẫu 06/GTGT; thời hạn nộp mẫu 06/GTGT trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên phát sinh.
Mẫu 06/GTGT
3. Thông báo về việc sử dụng dịch vụ đại lý thuế (nếu có)
Người nộp thuế sử dụng dịch vụ làm thủ tục về thuế thông qua Đại lý thuế thì thông báo cho CQT quản lý trực tiếp bằng văn bản kèm theo bản chụp hợp đồng dịch vụ có xác nhận của người nộp thuế chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi Đại lý thuế thực hiện lần đầu các công việc thủ tục về thuế nêu trong hợp đồng.
4. Đăng ký mã số thuế cá nhân
Doanh nghiệp có nghĩa vụ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi chi trả thu nhập tiền lương, tiền công cho người lao động và thực hiện việc đăng ký mã số thuế cho người lao động (nếu người lao động chưa có mã số thuế).
Cá nhân có phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền qua đơn vị chi trả thu nhập thực hiện thủ tục đăng ký thuế, đăng ký người phụ thuộc với cơ quan thuế.
5. Đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan thuế
TP.Hồ Chí Minh là địa bàn có đầy đủ điều kiện cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin do đó các doanh nghiệp thành lập tại địa bàn TP phải kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử.
Khi có chữ ký số công cộng, Doanh nghiệp tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử tại địa chỉ: http://nhantokhai.gdt.gov.vn/
Bước 6: Mở tài khoản vốn và chuyển tiền vào góp vốn (Bước này rất quan trọng)
Quy định về tài khoản vốn của nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Thông tư 05/2014/TT-NHNN ngày 12/03/2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư 19/2014/TT-NHNN ngày 11/08/2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
1. Công ty tiến hành MỞ TÀI KHOẢN VỐN (Lưu ý Nói rõ Ngân Hàng Về Tài Khoản Vốn)
2. Chuyền tiền góp vốn vào TÀI KHOẢN VỐN → PHẢI CHUYỂN TRONG THỜI HẠN CÒN HIỆU LỰC VÀ CHUYỂN TỪ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
3. Thông báo Cho Sở KHĐT về việc CÔNG TY ĐÃ GÓP VỐN ĐỦ VÀ ĐÚNG HẠN (TRÁCH BỊ PHẠT)
NOTE: CÁC LƯU Ý KHÁC
1. TIẾN HÀNH KÊ KHAI BẢO HIỂM CHO NHÂN VIÊN
2. THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG (WORK PERMIT) CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
3. THỦ TỤC BÁO CÁO THUẾ HÀNG THÁNG
4. CÔNG TY NƯỚC NGOÀI PHẢI KIỂM TOÁN HÀNG NĂM
NHỮNG LƯU Ý KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HƯỚNG DẪN THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI
1. Cam kết WTO
2. Luật Doanh Nghiệp 2020 hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021.
3. Luật Đầu Tư 2020 hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021.
★ HIỂU THẾ NÀO CHO CHUẨN?
– Nhà đầu tư chọn lựa ngành nghề đầu tư vì mỗi ngành nghề sẽ được quy định rõ trong cam kết WTO sau đó nghiên cứu thêm Luật Chuyên ngành (ví dụ: kinh doanh bất động sản phải có 20 tỷ) để biết được lựa chọn chính xác và yêu cầu đầu tư.
– Sau khi chọn xong ngành nghề kinh doanh chuyển sang chọn loại hình đầu tư
Loại hình đầu tư thông thường sẽ là Thành lập công ty TNHH (Một thành viên và 2-50 thành viên) hoặc Công ty Cổ Phần
LOẠI HÌNH NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CÓ THỂ LỰA CHỌN ĐĂNG KÝ
Thông thường việc lựa chọn loại hình thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam sẽ có 3 loại chính
#1. Công ty TNHH 1 Thành Viên (Dành cho 1 cá nhân đầu tư hoặc 1 tổ chức đầu tư)
#2. Công ty TNHH 2-50 Thành Viên (Danh cho 2 cá nhân trở lên hoặc 2 tổ chức trở lên hoặc 1 cá nhân + 1 tổ chức)
#3. Công ty Cổ Phần có từ 3 cổ đông trở lên (Danh cho 3 cá nhân trở lên hoặc 3 tổ chức trở lên hoặc 1 cá nhân + 2 tổ chức…)
☖ Thành lập Công ty TNHH 100 vốn đầu tư nước ngoài
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
Công ty trách nhiệm hữu hạn vốn nước ngoài từ hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.
Điều 74. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.
☖ Thành lập Công ty cổ phần 100% vốn đầu tư nước ngoài
Điều 111. Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
Các loại giấy phép nào cần phải xin khi thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam
– Xin chủ trương UBND tỉnh (trừ các thành phố thuộc trung ương)
– Giấy chứng nhận đầu tư (IRC)
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (TÁCH GIẤY) (ERC)
– Giấy phép kinh doanh BL (Business License) → (Nếu có cơ sở bán lẻ)
☖ Giấy phép kinh doanh (BL) LHD Law Firm xin hướng dẫn các hồ sơ cơ bản phải có
1 #. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Business License)
Việc bổ sung mục tiêu hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa là việc điều chỉnh mục tiêu hoạt động cảu doanh nghiệp, hồ sơ bao gồm:
2 #. Hồ sơ thẩm tra dự án đầu tư theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTM cần có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh thực hiện theo mẫu MĐ-1 ban hành kèm theo Thông tư số 09/2007/TT-BTM;
b) Bản giải trình việc đáp ứng các đều kiện kinh doanh. Nội dung của Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh thực hiện theo Phụ lục kèm theo công văn này;
c) Bản đăng ký nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa: nêu rõ hình thức hoạt động là bán buôn, bán lẻ, lập cơ sở bán lẻ các nhóm hàng hóa; quảng cáo thương mại; giám định thương mại…
Trường hợp dự án không gắn với đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (không gắn với xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất) nay đề nghị bổ sung thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, ngoài hồ sơ nêu tại mục 1, 2 ở trên, cần bổ sung hồ sơ về pháp nhân hoặc các giấy tờ có liên quan để chứng minh năng lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện mục tiêu hoạt động.
Lưu ý nơi cấp phép cho đúng thẩm quyền
– Giấy chứng nhận đầu tư do Phòng Đầu tư Sở kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh thẩm định và cấp
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Phòng doanh nghiệp trong nước Sở kế hoạch đầu tư thẩm định và cấp
– Giấy phép kinh doanh do Sở Công Thương Cấp
NHỮNG NGÀNH NGHỀ THU HÚT ĐẦU TƯ MẠNH TẠI VIỆT NAM
1. Thành lập công ty vốn nước ngoài ngành nghề kinh doanh dệt may
Sản xuất các mặt hàng dệt may là một trong những ngành kinh doanh béo bở nhất tại Việt Nam. Người nước ngoài hoặc nhà đầu tư có khả năng kiếm được lợi nhuận từ lĩnh vực này vì nó được coi là một trong những lĩnh vực hoạt động tích cực trong các mặt hàng xuất khẩu của nó.
Ngoài ra, nhờ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang , đồng Nhân dân tệ mất giá so với đô la Mỹ cũng như giá cả cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam đã khiến hàng dệt may Việt Nam giành thị phần từ Trung Quốc.
Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam, việc Mỹ áp thuế xuất khẩu 25% đối với hàng dệt may từ Trung Quốc – mang lại cho Việt Nam lợi thế rất lớn để xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ.
Nên bắt đầu kinh doanh trong ngành này bằng cách tạo một cửa hàng quần áo may sẵn trực tuyến hoặc trở thành một nhà buôn vải. Việc thành lập cơ sở sản xuất hàng dệt may tại Việt Nam có thể quá tốn kém đối với một doanh nghiệp nhỏ, nhưng chắc chắn đáng đồng tiền của bạn.
2. Thành lập công ty vốn nước ngoài ngành nghề kinh doanh Bất động sản
Kể từ khi Việt Nam mở cửa bất động sản và tài sản cho các nhà đầu tư nước ngoài vào năm 2015, quốc gia này đã có tốc độ phát triển nhanh chóng.
Trong năm 2017, mua bất động sản và tài sản ở Việt Nam đã tăng 21% so với những năm trước đó. Nhiều người nước ngoài từ Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kông coi bất động sản ở Việt Nam như một ngành kinh doanh sinh lời cao để tham gia – đặc biệt là với số lượng người nhập cư và người nhập cư ngày càng tăng.
Mặc dù bạn cần một số tiền tương đối lớn để bắt đầu thành công, nhưng đây là một công việc kinh doanh mà bạn cũng sẽ thấy lợi tức đầu tư lớn hơn .
Ví dụ, bạn có thể mua một bất động sản cũ, sau đó cải tạo và bán lại. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xây dựng các cao ốc văn phòng hoặc nhà ở giá rẻ cho thuê – để bạn có thu nhập thụ động ổn định và tài sản vẫn là của bạn.
Một trong những hạn chế mà người nước ngoài phải lưu ý là người nước ngoài chỉ được phép mua tối đa 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà. Ngoài ra, họ không được phép sở hữu quá 10% bất động sản trên đất liền trong một dự án và chỉ được sở hữu 250 căn nhà trong một phường nhất định .
Thời hạn thuê tài sản được quy định là 50 năm và có thể gia hạn . Tuy nhiên, nếu vợ / chồng của bạn là người Việt Nam , bạn được phép có quyền sở hữu tự do.
3. Thành lập công ty vốn nước ngoài ngành nghề Du lịch và Khách sạn
Một ý tưởng kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận khác cho các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam chắc chắn là du lịch và khách sạn – do cảnh quan đẹp, thiên nhiên kỳ thú, văn hóa và ẩm thực tinh tế của đất nước. Nhờ đó, ngành du lịch và khách sạn tại Việt Nam cũng đã tạo ra hàng triệu việc làm trong những năm qua.
Theo Tổng cục Du lịch, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng 20% trong năm 2018, đạt hơn 15 triệu lượt khách quốc tế . Xu hướng gia tăng này dự kiến sẽ tiếp tục do lượng khách quốc tế đến trong hai tháng đầu năm 2019 tăng 8% so với tháng 1 và tháng 2 năm 2018.
Như bạn thấy, ở đây hoàn toàn không thiếu khách du lịch đến với đất nước vào mỗi mùa. Do đó, cùng với các ưu đãi về chỗ ở tuyệt vời và các bữa ăn có chất lượng tốt, bạn cũng có thể thành lập một công ty du lịch – một cách khôn ngoan để thu được lợi nhuận.
Những hạn chế đối với các doanh nghiệp du lịch và khách sạn
Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu kinh doanh khách sạn và khu nghỉ dưỡng, bạn cũng cần phải lưu ý những hạn chế về tài sản và bất động sản như đã đề cập trước đó.
4. Thành lập công ty vốn nước ngoài ngành nghề Xuất khẩu khẩu và bán buôn bán lẻ
Việt Nam xuất khẩu rất nhiều thứ và đó là lý do tại sao xuất khẩu được xếp vào danh sách những ý tưởng kinh doanh nhỏ có lợi nhất ở Việt Nam.
Các mặt hàng thường được xuất khẩu bởi các doanh nghiệp nhỏ bao gồm cà phê, giày dép và may mặc, phụ kiện và điện tử – những mặt hàng có nhu cầu cao ở các nước khác. Trên thực tế, có những mặt hàng khác như thiết bị sản xuất, nhiên liệu khoáng và dầu mỏ, sắt thép, thực tế đứng ở vị trí hàng đầu khi xét về tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên, phần lớn các mặt hàng này lại do các công ty toàn cầu đại diện.
Năm 2017, Việt Nam được xếp hạng là nước xuất khẩu lớn nhất ASEAN sang Hoa Kỳ – với tổng giá trị xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD.
Ngoài việc trở thành nhà xuất khẩu và người bán, bạn thậm chí có thể là nhà tư vấn tìm nguồn cung ứng sản phẩm . Một nhà tư vấn tìm nguồn cung ứng sản phẩm kết nối khách hàng quốc tế tiềm năng và người bán ở Việt Nam với nhau.
Tuyệt vời hơn, bạn thậm chí có thể kết nối người bán quốc tế và khách hàng Việt Nam, sau đó nhập khẩu các mặt hàng từ các quốc gia khác vào Việt Nam. Bằng cách kết hợp cả xuất nhập khẩu, bạn cũng có thể trở thành một nhà giao nhận hàng hóa.
Ngoài ra lĩnh vực Gia công, Sản xuất, Logistic, Thương mại điện tử cũng là những ngành nghề được đầu tư nhiều tại Việt Nam
DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
→ VÌ SAO CHỌN LHD LAW FIRM
LHD Law Firm được đánh giá top 10 công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam về Tư vấn thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam được xếp hạng tại Legal500 và Hg.org, với 10 năm kinh nghiệm và hệ thống văn phòng làm việc tại Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu…vv LHD Law Firm cam kết làm hài lòng nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam…
TOYOTA; WACOAL, DELOITE; DLH; SHISEIDO; FOS; DLT; YAMAZEN; SANKOUGIKEN; DIEMSANG; IFO; ALTECH; TRIUMPH; SOMETHING HOLDING, HSE, D3 AQUA, SUZUKA, TNS GLOBAL, FLEXLINK, RUNSVEN, RHODES, ADJ, AOA, BERNOFARM, INNOBAY, TELESCOPE, LEEKANG, NAMAZIE, SDGI, KI …VV
TRÌNH TỰ TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI
► Tư vấn các hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm LEGAL ADVISE (LUẬT, CHÍNH SÁCH, THUẾ, NHÂN SỰ…)
► Tư vấn việc tách giấy đăng ký doanh nghiệp sau khi có chứng nhận đầu tư
► Tư vấn và tiến hành xin giấy chứng nhận doanh nghiệp (ERC) và Chứng nhận đầu tư (IRC) ngoài ra còn có Giấy phép kinh doanh do Sở Công Thương Cấp (Business License).
► Tư vấn và làm khắc dấu và báo cáo sử dụng mẫu dấu
► Tư vấn pháp luật thường xuyên sau doanh nghiệp sau khi Doanh Nghiệp hoạt động
► Tư vấn pháp Luật Thuế, Giấy phép lao động, thẻ tạm trú và Giấy phép con (nếu có)
► Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế khi doanh nghiệp Cần (LHD Law Firm là đại diện SHCN số 146 của Cục SHTT)
CÁC DỊCH VỤ NÊN SỬ DỤNG SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
►Tư vấn khai báo thuế TNDN, TNCN và báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý, năm
► Tư vấn bảo hiểm xã hội, tính lương hộ (payroll)
► Tư vấn thuê nhân sự tại Việt Nam
► Tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế
► Tư vấn pháp luật lao động, thuế, hợp đồng tại Việt Nam
► Cho thuê văn phòng ảo đặt trụ sở cho Các Công ty vốn nước Ngoài đảm bảo mua được hóa đơn. (⇒ nên xem)
☺ LIÊN HỆ SỬ DỤNG DỊCH VỤ
Hiện LHD Law Firm có 3 văn phòng làm việc tại 3 thành phố lớn của Việt Nam là Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng
→ Hơn 6800 khách hàng đến từ 32 nước trong hơn 12 năm làm việc đã tin dùng dịch vụ của LHD Law Firm
〉10 RÀO CẢN SẼ ĐƯỢC CHÚNG TÔI KHẮC PHỤC KHI KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI CỦA LHD LAW FIRM
→ Việt Nam được coi là một điểm đến đầu tư hấp dẫn …
✓ Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài sắp kinh doanh tại Việt Nam nên xem xét 10 rào cản lớn nhất khi đầu tư vào Việt Nam như sau.
Thứ nhất, theo luật pháp Việt Nam, có điều kiện đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Luật Đầu tư 2014 liệt kê ra 267 lĩnh vực đầu tư có điều kiện trong Phụ lục 1, được quy định chi tiết trong các luật chuyên ngành điều chỉnh lĩnh vực cụ thể hoặc trong các cam kết quốc tế, như Cam kết của WTO. Theo đó, có những hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.
Thứ hai, nhà đầu tư nước ngoài có thể phải chịu một số loại thuế , cụ thể là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất nhập khẩu. Thuế là một trong những quy trình kinh doanh rườm rà nhất ở Việt Nam vì nó đòi hỏi thời gian và tiền bạc đáng kể từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, xin giấy phép lao động cho nhân viên nước ngoài tại Việt Nam có thể là công việc nặng nhọc. Nói chung, nhân viên nước ngoài làm việc hơn 3 tháng được yêu cầu phải có giấy phép làm việc. Đó là các nhà tuyển dụng chịu trách nhiệm cho các thủ tục này. Có các thủ tục trước khi tuyển dụng yêu cầu nhà tuyển dụng nộp báo cáo hàng năm chứng minh nhu cầu của họ đối với nhân viên nước ngoài. Thời hạn của giấy phép làm việc chỉ kéo dài trong hai năm. Sau đó, sẽ có điều kiện để nhận lại gia hạn giấy phép.
Thứ tư, bảo vệ tài sản trí tuệ có thể là vấn đề đáng lo ngại khi các nhà đầu tư nước ngoài nhắm mục tiêu đầu tư vào Việt Nam . Việt Nam có quyền truy cập vào các điều ước quốc tế khác nhau liên quan đến sở hữu trí tuệ . Bên cạnh đó, theo luật pháp Việt Nam , một loạt các quyền sở hữu trí tuệ bao gồm bản quyền , nhãn hiệu , kiểu dáng công nghiệp và phát minh được công nhận và bảo vệ. Trên thực tế, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra thường xuyên và các thủ tục cần thực hiện để bảo vệ quyền của nhà đầu tư nước ngoài đối với tài sản trí tuệ có thể cực kỳ tốn công.
Thứ năm, Luật Cạnh tranh mới 2018 sắp có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2019 mở rộng rõ ràng phạm vi của nó bằng cách bao gồm tất cả các thực tiễn có hoặc có thể có tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường Việt Nam. So với luật cũ, đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam . Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài làm kinh doanh tại Việt Nam nên chú ý đến vấn đề này để không vi phạm pháp luật.
Thứ sáu, có được giấy phép xây dựng tại Việt Nam là không dễ dàng. Các nhà đầu tư nước ngoài phải làm việc với nhiều cơ quan chức năng, chẳng hạn như Sở Xây dựng, Cục Phòng cháy chữa cháy, Sở Tài nguyên và Môi trường và đô thị.
Thứ bảy, ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam vẫn được kiểm soát chặt chẽ. Nhà đầu tư nước ngoài không thể thành lập công ty tài chính dưới hình thức công ty cổ phần thông qua đầu tư tại Việt Nam . Bên cạnh đó, một nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của một công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn không được là cổ đông chiến lược, chủ sở hữu hoặc thành viên sáng lập của bất kỳ tổ chức tín dụng nào khác tại Việt Nam.
Thứ tám, quyền nhập tịch ở Việt Nam bị hạn chế. Theo Hiến pháp của Việt Nam, tất cả đất đai là tài sản chung của tất cả người dân Việt Nam.
Thứ chín, phát triển bền vững đang dần nâng cao sự quan tâm của công chúng. Chính phủ Việt Nam đang phát triển luật bảo vệ môi trường. Các nhà đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm cho nhiều hoạt động hơn, ví dụ như thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo cách được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường của họ. Tất cả các dự án đầu tư lớn đòi hỏi một báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt làm tăng nỗ lực từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ mười (cuối), khi có tranh chấp phát sinh từ các dự án đầu tư trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, các câu hỏi về luật điều chỉnh và diễn đàn giải quyết tranh chấp thường khiến các nhà đầu tư nước ngoài nản lòng. Lựa chọn tốt có thể có tác động lớn đến trường hợp của họ. May mắn thay, các nhà đầu tư nước ngoài có thể kêu gọi sự trợ giúp của một công ty luật trong tất cả các vấn đề trên.
QUY TRÌNH TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI CỦA LHD LAW FIRM
Bước 1: Nhận tư vấn pháp lý (legal advise) Tiếng Anh – Tiếng Việt.
Gặp gỡ với một luật sư Chúng tôi để được tư vấn pháp lý về loại hình kinh doanh phù hợp nhất với tình huống của bạn.
Bước 2: Tìm không gian văn phòng và đại diện hợp pháp của doanh nghiệp của bạn (nếu chưa có Văn phòng LHD Firm có sẵn)
Tìm không gian văn phòng sau đó để doanh nghiệp của bạn không chỉ có một nơi làm việc, mà còn là một địa chỉ văn phòng cụ thể được chính phủ yêu cầu cho đơn xin giấy phép kinh doanh. Nếu bạn không phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp của bạn, bạn cần tìm một đối tác đáng tin cậy.
Bước 3: Xin giấy phép kinh doanh (IRC, ERC, BL)
Chuẩn bị tất cả các giấy tờ cần thiết và đảm bảo rằng bạn đáp ứng tất cả các yêu cầu cần thiết trước khi đăng ký giấy phép kinh doanh. Mong đợi một thời gian chờ đợi 15 ngày cho một công ty thuộc sở hữu của Việt Nam và thời gian chờ đợi 60 ngày cho một công ty nước ngoài.
Bước 4: Tư vấn pháp luật và thuế cho công ty vốn nước ngoài sau thành lập
Điều hành doanh nghiệp Việt Nam của bạn hiện có khả năng thuê nhân viên và cam kết hợp đồng kinh doanh. Có một số điều bạn cần làm như lấy dấu công ty, đăng ký mã số thuế, thiết lập tài khoản ngân hàng của công ty và thông báo công khai về việc thành lập công ty của bạn. Nhiệm vụ định kỳ bao gồm báo cáo thuế, kế toán và thanh toán bảo hiểm của nhân viên.
(Ngoài tư vấn pháp lý, chúng tôi cung cấp dịch vụ kế toán xuyên suốt cho các công ty vốn nước ngoài cho các công ty này)
→ TẠI SAO CHỌN LHD Law Firm
Tại LHD Law Firm, tất cả mọi thứ chúng tôi làm là dành cho việc hỗ trợ liên doanh của bạn bằng kiến thức chuyên môn về luật đầu tư và kinh nghiệm địa phương của chúng tôi về kinh doanh tại Việt Nam,
để doanh nghiệp của bạn có thể phát triển và mở rộng nhanh chóng và tránh những cạm bẫy tốn kém dưới tay các luật sư và đại lý phi đạo đức nhiều nhà đầu tư thời gian nắm tay rơi vào .
Làm thế nào chúng ta đạt được điều này ..
Bằng cách cung cấp cho bạn Dịch vụ pháp lý đầu tư #1 tại Việt Nam và một loạt các GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ TÙY CHỈNH & CHI PHÍ để thành lập công ty tại Việt Nam hoặc quản lý một doanh nghiệp hiện có.
Chúng ta có thể làm gì …
Tư vấn thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam, tư vấn thiết lập nhà máy Việt Nam & tư vấn sản xuất công nghiệp, tìm nguồn cung ứng Việt Nam, hỗ trợ đăng ký kinh doanh, kế toán và tuân thủ thuế thông minh, thiết lập hoạt động chi phí thấp, nhân sự và quản trị viên, dịch vụ liên lạc chính phủ, dịch vụ giám đốc , đại diện quốc gia / dịch vụ quản lý cho M & A & nhiều hơn nữa…
→ LUẬT SƯ CAO CẤP CỦA LHD LAW FIRM
Luật Sư: Tô Thị Thanh Thủy
→ Luật sư chuyên trách về Tư vấn thành lập công ty vốn nước ngoài tại HCM
Bà tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Chuyên ngành Luật Thương Mại – Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Ngôn ngữ tư vấn: Tiếng Anh và Tiếng Việt
Là 1 trong 20 Luật sư hàng đầu Việt Nam được đánh giá cao bởi Legal500 và Hg.org → chuyên trách về Đầu Tư nước ngoài với hơn 6800 dự án đã hoàn thành trong suốt 15 năm làm việc…
Luật Sư: Nguyễn Phương Khánh
→ Luật sư chuyên trách về Tư vấn thành lập công ty vốn nước ngoài tại Hà Nội
Bà tốt nghiệp Thạc sĩ Luật Chuyên ngành Luật Thương Mại – Đại Học Luật Hà Nội
Ngôn ngữ tư vấn: Tiếng Anh và Tiếng Việt
Luật sư Cao Cấp của LHD Firm tại Hà Nội, Bà có 15 năm làm Chuyên về Tư vấn đầu tư nước ngoài với hơn 2466 dự án đã hoàn thành tại Việt Nam
BẠN CHỈ CẦN CHUẨN BỊ TÀI CHÍNH VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH, CHÚNG TÔI SẼ HỖ TRỢ BẠN TOÀN BỘ KẾ HOẠCH VÀ PHÁP LÝ HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
Khác biệt nằm ở sự đẳng cấp – Công ty Luật (LHD Law Firm)
Rời từ năm 2007 nhưng chúng tôi phát triển không ngừng và được đánh giá là một trong những Công ty luật danh tiếng tại Việt nam.
Uy tín cao của Công ty đã được công nhận trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thương mại, thành lập và tổ chức công ty, mua bán và hợp nhất doanh nghiệp, hợp đồng, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, tranh tụng và giải quyết tranh chấp, tư vấn thu nợ, tư vấn thuế.
Xếp hạng
Xếp hạng cao bởi Legal500, Hg.org, IFLR1000…
Văn phòng làm việc
→ Chúng tôi có các văn phòng tại Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng
→ Website: luathongduc.com – www.lhdfirm.com
→ Email: HCM: all@lhdfirm.com HN: hanoi@lhdfirm.com DN: danang@lhdfirm.com
> Sài Gòn: 02822446739
> Hà Nội: 02462604011
> Đà Nẵng: 02366532929
Các giải thưởng
> LEGAL500
> HG.ORG
> IFLR 1000
Hiệp hội tham gia
Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh
Đoàn luật sư thành phố Hà Nội
Đoàn luật sư Bà Rịa Vũng Tàu
Đoàn luật sư thành phố Đà Nẵng
Thành viên Liên đoàn luật sư Việt Nam
Đại diện số 146 của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Khách hàng tiêu biểu
BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚNG TÔI
PROFILE CÔNG TY LUẬT TNHH LHD
Để biết thêm thông tin về các DỊCH VỤ PHÁP LÝ của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ với luật sư của chúng tôi: Tại đây
VĂN PHÒNG CÔNG TY LUẬT HỒNG ĐỨC
LHD HỒ CHÍ MINH
- Tòa nhà HP (Tầng 7), 60 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
- 02822446739 / 02822612929
- all@lhdfirm.com
LHD HÀ NỘI
- Tòa nhà Anh Minh (Tầng 4), số 36 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội.
- 02422612929 / 02462604011
- hanoi@lhdfirm.com
LHD ĐÀ NẴNG
- PVcomBank (Tầng 9), Số 02 đường 30-4, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
- 0905987929 / 02366532929
- danang@lhdfirm.com
Nguồn: https://luathongduc.com/thanh-lap-cong-ty-von-nuoc-ngoai-tai-viet-nam