Bạn mắc chứng bệnh ” lười học”. Đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi tại sao bạn lười học hay chưa. Nguyên nhân từ đâu mà bạn lười học. Bạn nhận ra được tác hại của việc lười học của mình nhưng không biết làm thế nào để cải thiện nó.
Bạn luôn tự nhủ “Rồi mình sẽ chăm chỉ học hành vào lúc khác”
Sự trì hoãn được xem như một khiếm khuyết đặc trưng thể hiện mặc cảm tội lỗi của sinh viên nói chung. Vấn đề là, đây là điều tất nhiên, nhìn từ quan điểm tiến hóa.
Con người được biết đến như những kẻ ích kỷ từ trong nhận thức, chúng ta sẽ bảo vệ trí óc của mình bất cứ khi nào có thể, đặc biệt là khi đối diện với những công việc được xem như “ Không cần thiết để sinh tồn”
Nói cách khác, ta trì hoãn việc học cho đến phút cuối vì (1) ta đều biết việc học rất vất vả và tốn não (2) cho đến khi nguy cơ thi rớt môn ( và trở thành trò hề cho thiên hạ) xuất hiện, chúng ta mới cảm thấy đủ “đau đớn” để quyết tâm bắt tay vào học.
Thêm vào đó, khi não bạn kích hoạt trí tưởng tượng về nhiều kết quả tương lai mà chúng ta gọi là “đau khổ” (Nỗi đau phải học và nỗi đau thi rớt/ở lại lớp), bạn sẽ càng trở nên trì trệ và không biết phải chọn hành động nào là nên làm nhất, cuối cùng thì bạn lại càng trì hoãn việc học của mình xa hơn.
Hãy xếp lịch cho bản thân trước, sau đó hãy lấp đầy thời gian trống bằng việc học.
Như Niel Fiore đã từng bình luận trong cuốn sách bestseller của mình, The Now Habit, một phần lý do cho sự trì hoãn là bạn không thấy được kết quả cuối cùng.
Hãy nghĩ về sự khác biệt giữa việc chạy ngắn 100m và chạy marathon. Trong trường hợp đầu tiên, bạn có thể dốc toàn lực vì bạn có thể trông thấy vạch đích và biết cuộc đua sẽ kết thúc sớm thôi. Còn với vận động viên marathon, mọi sự không may mắn đến thế, họ biết trước mắt mình sẽ là một quãng đường dài đầy mồ hôi và nước mắt, họ sẽ tự giác tiết kiệm sức lực để vượt qua 26,2 dặm đường.
Và tôi muốn nói rằng, nếu bạn biết bạn sẽ đi chơi với bạn và xả hơi một tiếng sau buổi học, bạn sẽ muốn sử dụng năng lượng của mình để học tập hơn. Thêm vào đó, bạn sẽ tận dụng lợi thế của định luật Parkinson1. Vì việc học của bạn được sắp xếp dàn trải để lấp kín những khoảng thời gian trống, bạn sẽ phải dành ít thời gian để học hơn, và như vậy, bạn sẽ học tập trung và hiệu quả hơn.
Bạn bị thiếu ngủ
Ai học đại học mà không dính vào cà phê cơ chứ?
Những sinh viên tự ép mình phải ngủ 4-6 tiếng mỗi đêm từ tuần này sang tuần khác thường bị suy giảm nghiêm trọng đối với 2 khả năng chính mà não bộ sử dụng để học: Quyết tâm và sự tỉnh táo
Nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến quyết tâm. Thực tế thì, ta không cần học để biết rằng đời tệ thế nào khi ta thiếu ngủ. Sự tỉnh táo, khả năng duy trì sự tập trung trong một khoảng thời gian dài cũng sẽ sa sút suốt khoảng thời gian bạn thức đêm (để học) hoặc thiếu ngủ kéo dài.
Hãy tự đặt cho mình một chuông báo hết-ngày
Đúng vậy đấy, học đều đặn trong những khoảng thời gian ngắn sẽ giúp bạn duy trì sức học trong một thời gian dài, bởi thế mà sẽ giúp bạn tránh bị thiếu ngủ chỉ để làm xong bài tập ở trường. Thật ra đây chỉ là một vấn đề tâm lý
Có cả triệu thứ khiến ta thà thức đêm để làm còn hơn là leo lên giường đi ngủ sau một ngày dài trên lớp, chỉ để hôm sau thức giấc và lặp lại cái vòng luẩn quẩn trên.Ta cần phải phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này.
Hãy đặt chuông đồng hồ, nhưng không phải để báo thức buổi sáng. Hãy đặt chuông khoảng 45 phút trước khi bạn đi ngủ, và canh đồng hồ để bạn có thể ngủ đủ 8 tiếng. Nếu bạn có thể làm vậy bạn sẽ ngạc nhiên về những khoảng thời gian trống mà bạn có được
Bạn sẽ là sinh viên thành công và hạnh phúc khi có ba điều sau: Thời gian học + Thời gian rảnh + Thời gian ngủ.
Bạn đã hoàn toàn sai lầm về cảm giác an toàn của mình
Bạn có thể nghĩ mình là một sinh viên chăm chỉ, nghiêm túc ngồi trong học đường nghe giảng, viết như uống lời của giáo sư . Bạn thậm chí còn tham gia vào bài giảng và thỉnh thoảng còn phát biểu nữa. Nhưng có một sự khác biệt to lớn giữa việc cảm thấy mình hiểu bài và thực sự hiểu để có thể làm tốt bài thi.
Điều này được gọi là học thụ động và nó là cách tốt nhất để bạn lãng phí thời gian học mà chẳng hiểu chút nào về những kiến thức đó.
Hãy tự đặt câu hỏi cho mình.
Đừng bị đánh lừa bởi mớ lý thuyết màu mè hoa lá của giáo sư. Những người đó đã thuộc giáo án cả rồi và giảng giải sao cho mọi người có thể hiểu được là một điều quá dễ dàng với họ. Vấn đề là, liệu bạn cũng có thể làm được như thế?
Nếu bạn muốn biết liệu mình có thực sự hiểu bài không, hãy tự đặt câu hỏi cho mình. Hoặc tốt hơn nữa là giải thích cho ai đó (Cho chính bạn chẳng hạn, nếu bạn không ngại bị người khác nhìn kì thị)
Như Einstein từng nói: Nếu bạn không thể giải thích được vấn đề một cách đơn giản, nghĩa là bạn không đủ hiểu nó.
Bằng cách thường xuyên đặt câu hỏi, bạn sẽ nắm được mình hiểu được vấn đề bao nhiêu, thay vì mắc lỗi mà hầu hết sinh viên đều dính phải: Cho rằng mình hiểu cho đến đêm trước ngày thi và phát hiện ra bản thân không biết làm bài tập thực tế của môn học.
Không phải giờ học nào cũng kéo dài như nhau
Fact: 7 tiếng học trải dài suốt 7 ngày hiệu quả hơn là học 7 tiếng trong một lúc . Điều này đặc biệt đúng với những khóa học kỹ thuật trong đó có nhiều khái niệm mới mà bạn phải tiếp thu.
Thu gọn thời gian học của bạn.
Hoạt động của não tiêu tốn nhiều năng lượng (20% năng lượng dự trữ của cơ thể), và bạn cũng chỉ có thể sử dụng bấy nhiêu năng lượng mỗi ngày. Để tối ưu hóa khả năng tái tạo năng lượng, bạn sẽ muốn học chủ động và nghỉ ngơi đồng thời để phục hồi năng lượng đã mất.
Vì não tổng hợp nên các liên kết nơ ron khi bạn ngủ, thường là trong giấc ngủ REM, bạn càng sắp xếp nhiều giấc ngủ xen kẽ giữa thời gian học, bạn càng có khả năng phục hồi năng lượng cho não để phát huy tối đa trong ngày thi của mình
Điều này cũng giúp bạn tận dụng phương pháp Khoảng lặp cách quãng2. Thay vì liên tục tụng bài để giữ thông tin ở trên cùng trong bộ nhớ, bạn có thể vừa học vừa ôn nhưng tăng dần thời gian nghỉ giữa hai lần ôn tập, đừng giảm thời gian cần để ôn tập vì bạn có thể sẽ quên mất những gì bạn học đầu học kỳ khi bạn sắp kết thúc môn.
Như Quỳnh ATP SOFTWARE- Nguồn tổng hợp