• Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Kiến thức khởi nghiệp

SMEs là gì? các thủ thuật tiếp thị dành cho SMEs.

ATPMedia by ATPMedia
Tháng Mười Hai 8, 2018
in Kiến thức khởi nghiệp
0
SMEs là gì? các thủ thuật tiếp thị dành cho SMEs.
0
SHARES
16
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

SMEs là gì? Đó là câu hỏi được rất nhiều người tìm kiếm gần đây. Và đâu là những thủ thuật tiếp thị hiệu quả dành cho SMEs?

1. SME là gì?

Chữ viết tắt “SME” thường được Liên minh châu Âu, Liên Hợp Quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sử dụng. SME là viết tắt của cụm từ Small and Mid-size Enterprise, mang ý nghĩa là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nguồn nhân lực, cạnh tranh đem lại sự năng động và đổi mới trong kinh tế. Loại hình doanh nghiệp này kích thích tinh thần kinh doanh và đem tới sự hiện diện về mặt địa lý nhiều hơn những công ty lớn. Loại hình doanh nghiệp này cũng đóng góp vào việc phân phối thu nhập được tốt hơn.

khái niệm SME là gì

SME là viết tắt của cụm từ Small and Mid-size Enterprise, mang ý nghĩa là doanh nghiệp vừa và nhỏ (Ảnh: Behance)

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) là những công ty không phải là công ty con, độc lập, sử dụng một lượng nhỏ nhân viên. Con số này là khác nhau giữa các quốc gia. Giới hạn trên xem xét việc trung bình một doanh nghiệp vừa và nhỏ là 250 nhân viên, như trong Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, một số quốc gia đặt giới hạn ở 200 nhân viên, trong khi Hoa Kỳ xem xét các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm các công ty có ít hơn 500 nhân viên.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 97% doanh nghiệp và sử dụng hơn một nửa lực lượng lao động trong nền kinh tế APEC. Các doanh nghiệp này đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, với tỷ trọng GDP từ 20% đến 50% ở hầu hết các nền kinh tế APEC.

2. 4 thủ thuật tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả dành cho SME là gì?

Kỹ thuật số là công cụ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiếng nói của mình đến với đa số người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu không có những công cụ tiếp thị kỹ thuật số đúng đắn và hợp lý, doanh nghiệp của bạn rất dễ rơi vào tình trạng bị người tiêu dùng bỏ quên, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dưới đây là năm chiến thuật hàng đầu cần xem xét khi bạn áp dụng các chiến lược kỹ thuật số vào doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1. Kết hợp các nền tảng kỹ thuật số

Khách hàng không còn đưa ra quyết định dựa trên việc xem quảng cáo trên một nền tảng duy nhất. Do đó, doanh nghiệp cũng cần thay đổi lối tư duy quảng cáo để bắt kịp hành trình mua sắm của người tiêu dùng và từ đó dẫn đến việc chuyển đổi thành công.

Những công cụ truyền thông trên các nền tảng kỹ thuật số đóng một vai trò nhất định trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn thế nữa, chúng còn đóng vai trò tác động lên đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Ví dụ SMEs có thể sử dụng nền tảng truyền thông PR để nâng cao nhận thức về sản phẩm, hoặc về trách nhiệm xã hội cao cả của doanh nghiệp. Truyền thông trên các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram sau đó sẽ bắt đầu quảng bá những nội dung giá trị để xây dựng niềm tin với khách hàng tiềm năng và giáo dục về giá trị thương hiệu của nhãn hàng.

SME là gì - Kết hợp các nền tảng kỹ thuật số

SME là gì? – Khách hàng không còn đưa ra quyết định dựa trên việc xem quảng cáo trên một nền tảng duy nhất, do đó doanh nghiệp cần thay đổi phương thức marketing truyền thống (Ảnh: Behance)

2. Moment marketing

Moment Marketing (hay còn được biết đến là Real-time Marketing) – một chiêu marketing được tận dụng bởi nhiều thương hiệu để tăng tương tác với khách hàng bằng cách đề cập đến một sự kiện thực tế vừa diễn ra.

Tiếp thị thời điểm đề cập đến việc tạo các kết nối có liên quan và nhất quán giữa phương tiện ngoại tuyến và trực tuyến trong thời gian thực. Chìa khóa để thực sự “có mặt ở đó” khi khách hàng phản ứng với quảng cáo truyền hình là khả năng liên kết phương tiện ngoại tuyến với mục đích tìm kiếm. Khi khách hàng tiếp cận với điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay của họ để thực hiện quá trình tìm kiếm, thương hiệu của bạn phải có mặt với thông điệp chính xác trong thời gian chính xác đó.

Ví dụ: Vào năm 2016, một vũng nước siêu lớn tại Newcastle, Anh bỗng trở nên vô cùng nổi tiếng và trở thành hiện tượng với hashtag #DrummondPuđleWatch khi được live stream với hơn 20.000 khán giả theo dõi. Ngay lập tức để bắt trend, Pizza Dominos đã đăng tải một dòng tweet “Chúng tôi giao hàng tới những vũng nước gần bạn nhất.”, Lidl đã sử dụng nó như một cơ hội để thúc đẩy sản phẩm với chú thích: “Luôn đảm bảo bạn được trang bị đầy đủ khi ra ngoài”, và Hunter nhắc nhở khách hàng rằng họ đã “giúp bạn vượt qua vũng nước kể từ năm 1856”.

Tất cả đều có hiệu quả khẳng định giọng nói của mình trong cuộc trò chuyện bắt trend với comment dí dỏm, sử dụng hashtag #. Đây là một ví dụ tuyệt vời về tiếp thị thời điểm: phản ứng nhanh chóng và khéo léo với các sự kiện thời gian thực.

3. Influencer marketing

Sự chứng thực từ những người có sức ảnh hưởng ngày càng trở nên quan trọng. Người mua sắm ngày nay đang tìm kiếm những giọng nói chân thực mà họ có thể tin tưởng. Tiếp thị Influencer liên quan đến việc sử dụng những người ủng hộ thương hiệu để đưa thông điệp của bạn đến thị trường lớn hơn một cách tự nhiên. Doanh nghiệp cần xác định những người có số lượng người theo dõi lớn có sức ảnh hưởng đến đối tượng mục tiêu của bạn như thế nào, sau đó tập trung nỗ lực tiếp thị nhờ những người có sức ảnh hưởng truyền tải nội dung của thương hiệu.

Cũng giống như bất kỳ mối quan hệ nào, việc tiếp thị nhờ những người có sức ảnh hưởng phải là một con đường hai chiều. Nếu thương hiệu của bạn là bên duy nhất có lợi, chiến lược của bạn sẽ không thể kéo dài lâu được. Nếu một người sẵn sàng chia sẻ các đánh giá tích cực và tự nhiên về thương hiệu của bạn, bạn nên trao thưởng hoặc vinh danh họ.

SME là gì - Influencer marketing

SME là gì? Sự chứng thực từ những người có sức ảnh hưởng ngày càng trở nên quan trọng (Ảnh: Internet)

4. Video marketing

Có khoảng 1,3 tỷ người dùng trực tuyến sử dụng YouTube trên toàn cầu. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc sản xuất phim đơn giản trở nên dễ dàng hơn với việc đăng tải quảng cáo lên mạng xã hội Youtube và nhắm mục tiêu đến khách hàng tiềm năng.

Ngày càng có nhiều người tiêu dùng mua sản phẩm thông qua truyền thông xã hội và không phải ngẫu nhiên mà YouTube là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai thế giới sau Google. Bí quyết dành cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ là tạo nội dung mà mọi người thực sự muốn chia sẻ. Các thương hiệu thường gặp khó khăn vì họ đang tạo các video như chương trình truyền hình. Nhưng khi nói đến nội dung video, bạn muốn mọi người hành động, hành động có thể là nhấp vào trang chủ của thương hiệu hoặc đơn giản là một nút share.

Hãy biến video tiếp thị của doanh nghiệp trở thành một câu chuyện sẻ chia chứ không đơn thuần là một video giới thiệu sản phẩm giúp thương hiệu tăng lượng doanh thu. Doanh nghiệp cần tập trung vào giá trị cung cấp cho khách hàng của mình.

Trên thực tế, 1/5 số người xem của bạn sẽ nhấp vào một video trong vòng 10 giây trở xuống. Ngắn gọn và chính xác – đó là những gì các chuyên gia video đang đề xuất. Hãy thử làm tăng sự tò mò của khán giả bằng cách đặt câu hỏi và sử dụng quảng cáo xem trước để thu hút sự chú ý của họ ngay lập tức. Video của bạn phải truyền đạt ngay giá trị của nó và trả lời rằng câu hỏi “tại sao tôi nên xem nó?” Họ có nên xem nó bởi vì nó sẽ làm cho họ cười, bởi vì nó sẽ truyền cảm hứng cho họ hành động hay vì video sẽ dạy họ điều gì đó mới mẻ?

Thanh Tuyền – Sưu tầm.

Đọc thêm:

NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG

Start up là gì? Những nguyên nhân gây khó khăn cho startup. Tầm quan trọng của Marketing.

Người thành công nói gì về khởi nghiệp? 10 nhân vật nổi tiếng chia sẻ quan điểm về khởi nghiệp.

Khởi nghiệp là gì? Những công ty khởi nghiệp thành công có giá trị nhất thế giới

Steve Jobs và 12 bài học cho doanh nhân khởi nghiệp.

Tags: SMEs là gì?thủ thuật tiếp thịthủ thuật tiếp thị dành cho SMEs
Previous Post

Làm giàu ở nông thôn- Bí quyết xây dựng trang trại thu lợi nhuận tiền tỷ hằng năm

Next Post

10 điều nâng bước bạn đến thành công. Để thành công nên làm gì?

Next Post
10 điều nâng bước bạn đến thành công. Để thành công nên làm gì?

10 điều nâng bước bạn đến thành công. Để thành công nên làm gì?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

Cẩm nang khởi nghiệp – website chia sẻ các tin tức, bài học kinh nghiệm kinh doanh và khởi nghiệp thành công của người nổi tiếng giúp ý tưởng kinh doanh của bạn được hiện thực hóa

Bài viết mới

  • Công ty cổ phần là gì? Những yếu tố hình thành công ty cổ phần
  • Cuộn băng keo 1kg – Giải pháp đóng gói hoàn hảo cho doanh nghiệp

Chuyên mục

  • About
  • Help
  • Feedback
  • Contact

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.