Với sự phát triển của thương mại điện tử như hiện nay thì việc ra đời các diễn đàn thương mại rất nhiều. Họ cạnh tranh nhau từ sản phẩm cho đến việc chăm sóc khách hàng. Một trong những diễn đàn lớn mạnh nhất nước ta là Sendo thuộc tập đoàn FPT Việt Nam.
Sơ lược về tổ chức sở hữu
Trước đây công ty FPT là công ty công nghệ thực phẩm, được thành lập vào ngày 13/9/1988 đến ngày 27/10/1990 công ty đã đổi tên thành công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT với tên giao dịch quốc tế là The Corporation for Financing and Promoting Techonology. Tháng 3 năm 2002 công ty thực hiện cổ phần hóa và đổi tên thành công ty cổ phần phát triển đầu tư Công nghệ FPT.
Sendo.vn là một dự án thương mại điện tử do công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT ( FPT online) phát triển ra mắt người tiêu dùng vào tháng 9/2012.
FPT là tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam với quy mô doanh thu đạt lên đến 28.000 tỷ đồng và nhân lực trên 17.000 người. Đồng thời dẫn đầu trong các lĩnh vực: Xuất khẩu phần mềm, tích hợp hệ thống, phát triển phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin, phân phối sản phẩm công nghệ. Nên thương hiệu FPT là sự đảm bảo cho khách hàng khi mua sắm trên Sendo.vn. Sendo.vn lầ dự án thương mại điện tử chính thức đầu tiên trực thuộc trực tiếp tập đoàn FPT. Điều này đảm bảo sự đầu tư nghiêm túc và lâu dài về vật chất và nhân sự cho Sendo.vn.
Qúa trình hình thành và phát triển Sendo.vn
Tháng 3/2012 dự án phát triển thương mại điện tử Sendo.vn được tập đoàn FPT phê duyệt. Đến tháng 9/2012 Sendo.vn chính thức ra mắt thị trường.
Ngày 13/5/2014 Sendo Việt Nam chính thức tách ra thành công ty cổ phần công nghệ Sen Đỏ trực thuộc FPT.
7/72014 FPT mua lại 123Mua.vn trang thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam của VNG.
Cuối tháng 11 năm 2014 Sendo.vn ra mắt phiên bản Mobile với chiều cải tiến đột phá, nhằm hướng đến ttrari nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng trên thiết bị di động.
Thang 12/2014 Sendo tiếp nhận chiến lược đầu tư từ nhà đầu tư Nhật Bản.
Những thành tựu đạt được
Sendo Việt Nam đang sở hữu 70.000 shop, hơn 2 triệu sản phẩm, 8 triệu lượt truy cập/ tháng và 120.000 giao dịch/ tháng. Vào ngày 5/12/2014 Sendo đã đạt mốc 10.000 giao dịch / ngày.
Là sàn giao dịch thương mại điện tử đứng thứ 2 Việt Nam
Top 3 trang thương mại điện tử truy cập nhiều nhất
Đạt chứng chỉ cao nhất về bảo mật thông tin.
Hiện đứng thứ 66 trong bảng xếp hạng của Alexa cho các website tại Việt Nam.
Doanh thu : năm 2014 doanh thu của Sendo đạt 14.4 % khoảng 239 tỷ đồng chỉ sau Lazada.
Mục tiêu và hướng kinh doanh:
- Mục tiêu của Sendo là tạo một trung tâm mua sắm uy tín số 1 về giao dịch tại Việt Nam.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ để liên tục nâng cao lòng tin của khách hàng khi mua sắm trên Sendo
Mô Hình Kinh Doanh
Sản phẩm và dịch vụ
Sendo hiện đang kinh doanh một số sản phẩm như: thời trang nam nữ, mẹ và em bé, đồng hồ mỹ phẩm, phụ kiện công nghệ, đồ gia dụng, thực phẩm, thể thao và giải trí,…
Ngoài ra Sendo còn có các dịch vụ hỗ trợ như:
- Dịch vụ vận chuyển Sengo và thanh toán SenPay.vn nhằm đảm bảo sự an toàn cho các giao dịch.
- Quảng cáo, chụp ảnh, thiết kế Banner quảng cáo,…
Mô hình kinh doanh
- Sendo tập trung vào xây dựng mô hình chợ điện tử như một môi trường cho người mua và người bán gặp nhau.
- Hình thức kinh doanh của Sendo là B2C2C. Thông qua gian hàng mở tại Sendo doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt nhất đến tay người tiêu dùng.
Thị trường kinh doanh
Sendo.vn mở ra sàn giao dịch điện tử cho người bán và người mua trên toàn Việt Nam.
Bố cục Website
- Giao diện được thiết kế với nhiều kiểu màn hình, thuận tiện cho người dùng mọi lúc mọi nơi.
- Có nhiều thông tin hơn cho việc đưa ra quyết định mua hàng.
- Hệ thống gợi ích các mặt hàng dựa trên dữ liệu lịch sử cũng giúp ích nhiều hơn cho việc đưa ra quyết định mua hàng.
Chiến lược kinh doanh
Tầm nhìn
Xây dựng website thương mại điện tử trên internet, ở đó doanh nghiệp có thể cung cấp những sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng.
Sứ mệnh
- Sứ mệnh của Sendo là xây dựng một cộng đồng mua bán trực tuyến chuyên nghiệp, thân thiện, tiện ích và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
- Sendo.vn luôn giữ vững phương châm hoạt động lấy người dùng là trung tâm và giữ đúng vai trò là cầu nối của mình.
Chiến lược kinh doanh
- Xây dựng lòng tin của khách hàng
- Sendo luôn nâng cao chất lượng dịch vụ để nâng cao lòng tin của khách hàng.
- Người tiêu dùng khi tham gia mua sản phẩm của Sendo sẽ được đảm bảo về giao dịch.
- Phát triển mạnh trong lĩnh vực Mobile: Mobile hiện đang là lĩnh vực đang phát triển mạnh của thương mại điện tử Việt Nam, giao dịch mua hàng qua di động chiếm 23% doanh số bán hàng trực tuyến. Sendo hiện đang có mặt trên cả 2 hệ điều hành Android và IOS cạnh tranh trực tiếp với nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử khác trên thị trường Mobile như Lazada, Vatgia và những công ty lớn như Nhommua và Hotdeal
- Hướng đến nhiều đối tượng khách hàng : Sendo cho biết họ sẽ hướng đến nhiều đối tượng khách hàng hơn, không chỉ ở chiến lược giá cả mà còn bằng những dòng sản phẩm phù hợp. Sắp tới Sendo sẽ cho ra mắt các showrom nhằm kết nối khách hàng như một cách xây dựng lòng tin khách hàng qua việc kết hợp kinh doanh online và kinh doanh offline.
Chiến lược kinh doanh điện tử
- Sendo thực hiện chiến lược chiến lược dẫn đầu chi phí: Sendo thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi sản phẩm dịch vụ. Sắp tới Sendo sẽ xây dựng thêm nhiều gian hàng khuyến mãi để cho khách hàng lựa chọn.
- Chiến lược kinh doanh tiếp theo của Sendo là chiến lược chạy, Sendo luôn tạo mới và thay đổi sản phẩm dịch vụ để cung cấp cho khách hàng một cách tốt nhất
Ưu nhược điểm của Sendo
Ưu điểm
- Giúp tiếp cận được lượng khách hàng lớn, thường xuyên với chi phí gần như bằng 0
- Công đoạn tìm kiếm khách hàng tiềm năng và bán hàng được các sàn TMĐT lo giúp nên không cần đầu tư nhiều tiền về mảng marketing & bán hàng
- Lượng đơn hàng đều và khá ổn định, nếu được tối ưu tốt
- Chi phí khá rẻ và dễ chịu và có khi chỉ phải trả khi có đơn hàng thành công (điểm này ăn đứt các kênh bán hàng khác như facebook, google, website…)
- Được các sàn TMĐT hỗ trợ trong việc vận chuyển,chăm sóc KH cũng như giải quyết khiếu nại…
- Hạn chế bớt các rủi ro như : rớt đơn, hoàn hàng, lừa đảo…
- Các sàn TMĐT hay có chương trình khuyến mãi, giảm giá, ưu đãi hay đào tạo cho nhà bán hàng cùng với đội ngũ Sale,
- Miễn phí chuyển hàng toàn quốc, tuy nhiên chỉ áp dụng với 1 vài sàn và 1 vài dòng sản phẩm (chi phí do sàn TMĐT bỏ ra).
- Lấy được uy tín từ các sàn TMĐT nên khách hàng sẽ mua nhiều hơn do được các sàn bảo trợ
Nhược điểm :
- Do là kênh bán hàng thụ động, khách hàng tự tìm đến sản phẩm của mình khi có nhu cầu, nên doanh thu hầu như phụ thuộc vào hoạt động khuyến mãi, giảm giá, ưu đãi của sàn TMĐT
- Sản phẩm dễ bị so sánh với các sản phẩm khác cùng loại dẫn đến cạnh tranh giá
- Quy trình bán hàng khá phức tạp và rắc rối, đổi khi hay gặp lỗi
- Phải đối mặt với nhiều quy định phức tạp mà nhiều khi không biết kêu ai, gọi lên tổng đài thì mỗi lần một nhân viên nghe máy làm nhà bán hàng phát bực.
- Khó chăm sóc đơn hàng và khách hàng do sàn TMĐT nắm các điều đó
- Không xây dựng được thương hiệu riêng vì khách chỉ nhớ SÀN mà không nhớ thương hiệu của bạn
- Đối mặt với 1 số hình phạt về tiền mặt khi không làm đúng quy định của sàn TMĐT như đóng gói sai quy cách, chuyển hàng muộn..
Như Quỳnh ATPSOFTWARE