Để có thể sử dụng báo cáo tài chính một cách hiệu quả, người đọc cần phải biết cách đánh giá và phân tích báo cáo tài chính. Từ đó mới có thể đánh giá hiệu suất hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ chi tiết hơn cho bạn trong bài viết sau đây nhé!
Tại sao cần phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp?
Ngày càng có nhiều người học phân tích, đọc báo cáo tài chính (BCTC). Lý do là phân tích BCTC là quá trình đánh giá khả năng tài chính của một doanh nghiệp. Qua đó, người đọc BCTC có thể biết được:
- Các khoản thu và chi của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định;
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Có bao nhiêu tiền được dùng để đầu tư vào một hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Xem xét được các khoản tiền này có đem lại lợi nhuận như mong đợi hay không.
Khi phân tích BCTC, bạn sẽ biết được vị thế tài chính của doanh nghiệp hiện tại. Từ đó có thể xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý cho doanh nghiệp của mình.
Các phương pháp phân tích BCTC
Có nhiều phương pháp để phân tích BCTC để đánh giá tài chính và hiệu suất của một công ty. The Smile – Dịch vụ kế toán và thành lập công ty chia sẻ một số phương pháp phổ biến sau:
Phân tích tỷ lệ tài chính
Phương pháp này tập trung vào các tỷ lệ tài chính quan trọng như: Ttỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thanh toán nhanh, tỷ lệ sinh lời, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, v.v. Phân tích tỷ lệ tài chính giúp xác định sự tăng trưởng và hiệu suất tài chính của công ty.
Phân tích dòng tiền
Cách phân tích báo cáo tài chính này đánh giá khả năng tài chính của một công ty hiệu quả. Thông qua việc phân tích lưu chuyển tiền tệ của công ty, bao gồm: Lưu chuyển tiền thu, tiền chi và tiền mặt cuối kỳ. Phân tích dòng tiền giúp đánh giá khả năng thanh toán nợ, đầu tư. Cũng như đánh giá được sự hoạt động kinh doanh của công ty tiếp theo như thế nào.
Phân tích điểm số tín dụng
Phương pháp này đánh giá khả năng tín dụng của một công ty dựa trên các chỉ số tài chính và khả năng trả nợ. Các đánh giá này cung cấp thông tin như: Khả năng vay vốn, rủi ro tín dụng và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
Phân tích so sánh với ngành công nghiệp
Phương pháp này so sánh hiệu suất tài chính của một hoặc nhiều công ty khác. Tuy nhiên, điều kiện là các công ty này cùng ngành hoặc cùng các chỉ số ngành. Qua đó, nắm được vị thế cạnh tranh, lợi thế và hạn chế của công ty so với đối thủ.
Phân tích sự chuyển đổi tài chính
Phương pháp này tập trung vào việc theo dõi và đánh giá sự thay đổi cấu trúc tài chính. Bao gồm tỷ lệ sở hữu vốn, khối lượng nợ và cơ cấu công cụ tài chính. Học phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ giúp hiểu rõ cách công ty sử dụng tài chính.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ số tài chính
Các chỉ số tài chính là công cụ quan trọng để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bằng cách sử dụng các chỉ số tài chính, có thể đánh giá hiệu quả trong các lĩnh vực sau:
Hiệu quả thu nợ
Chỉ số Thu nợ trung bình cho biết thời gian trung bình mà doanh nghiệp cần để thu nợ (sau khi bán hàng). Thời gian thu nợ ngắn cho thấy doanh nghiệp có khả năng thu tiền nhanh và quản lý công nợ tốt.
Ví dụ:
Giả sử doanh nghiệp A có doanh thu bán hàng là 100 tỷ đồng và thu nợ trung bình là 30 tỷ đồng. Khi tính toán, ta có chỉ số thu nợ trung bình như sau:
- Chỉ số thu nợ trung bình = (Thu nợ trung bình / Doanh thu bán hàng) x 365
- Chỉ số thu nợ trung bình = (30 / 100) x 365 = 109.5
Trong trường hợp này, doanh nghiệp A có thời gian thu nợ trung bình là 109.5 ngày. Nếu so sánh với thời gian thu nợ trung bình của ngành hoặc tiêu chuẩn được đặt ra. Ta có thể đánh giá hiệu quả thu nợ của doanh nghiệp A.
Hiệu quả quản lý hàng tồn kho
Chỉ số Quay vòng hàng tồn kho (Inventory turnover) cho biết tần suất mà doanh nghiệp tiêu thụ. Cũng như tái cung cấp hàng tồn kho trong một giai đoạn nhất định. Chỉ số này càng lớn thì khả năng quản lý và sử dụng hàng tồn kho hiệu quả. Khi phân tích báo cáo tài chính công ty, cần phải đánh giá cả hiệu quả về hàng tồn kho.
Hiệu quả sử dụng tài sản
Chỉ số Tỷ lệ sinh lời trên tài sản (Return on Assets – ROA) cho biết mức độ sinh lời từ việc dùng tài sản. Một chỉ số ROA cao hơn có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả và đem lại lợi nhuận tốt.
Trên đây là một số thông tin cần biết về việc phân tích BCTC. Đây là một việc làm rất quan trọng đối với người quản lý, chủ doanh nghiệp để đi đúng hướng hơn. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hay kiến thức về việc đọc, hiểu các báo cáo tài chính. Có thể liên hệ The Smile – dịch vụ kế toán trọn gói chuyên nghiệp để được hỗ trợ.
Nhìn chung, để phân tích báo cáo tài chính và hiểu hết báo cáo này, cần phải có kiến thức kế toán chuyên sâu. Đến với The Smile, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm. Ngoài dịch vụ kế toán, The Smile cũng là đơn vị chuyên nhận thành lập doanh nghiệp uy tín, giá tốt hiện nay.