Người có hai quốc tịch tuy không còn là điều xa lạ trên thế giới nhưng vẫn còn mới ở Việt Nam. Thông thường một người chỉ có một quốc tịch, vậy nếu có quốc tịch thứ hai thì sẽ có những vấn đề nào cần được quan tâm?
Quốc tịch thứ hai là gì?
Một người có quốc tịch thứ hai tức là một người có quốc tịch của hai quốc gia cùng một lúc. Mỗi quốc gia có luật quốc tịch riêng dựa trên chính sách riêng của quốc gia đó. Một người có thể có hai quốc tịch từ việc tự động điều chỉnh các luật khác nhau chứ không phải do lựa chọn.
Theo Luật Quốc Tịch Việt Nam ngày 13/7/2008, đối với công dân Việt Nam,thuộc các trường hợp đặc biệt như:
Người được Chủ tịch nước cho phép
Các trường hợp xin được trở lại quốc tịch Việt Nam:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn nhập quốc tịch Việt Nam.
Trẻ em là con nuôi; người có vợ chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ là công dân Việt Nam.
Còn lại, về nguyên tắc thì công dân Việt Nam chỉ được có một quốc tịch.
Những vấn đề cần chú ý khi có cùng một lúc 2 quốc tịch
Vấn đề thông báo có quốc tịch thứ hai
Theo Điều 21 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có quy định về trách nhiệm thông báo có quốc tịch nước ngoài của công dân Việt Nam như sau:
“1. Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, công dân Việt Nam vì lý do nào đó mà có quốc tịch nước ngoài và chưa mất quốc tịch Việt Nam, thì vẫn có quốc tịch Việt Nam.
2. Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày có quốc tịch nước ngoài, người quy định tại khoản 1 Điều này hoặc cha mẹ, người giám hộ của người đó, nếu ở ngoài nước phải thông báo cho Cơ quan đại diện Việt Nam có thẩm quyền theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này; nếu ở trong nước phải thông báo cho Sở Tư pháp nơi người đó cư trú việc họ có quốc tịch nước ngoài, kèm theo bản sao giấy tờ chứng minh có quốc tịch nước ngoài.
3. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Sở Tư pháp có trách nhiệm ghi vào Sổ quốc tịch khi công dân Việt Nam thông báo có quốc tịch nước ngoài”.
Vấn đề sử dụng hai hộ chiếu khi làm thủ tục xuất nhập cảnh tại Việt Nam
Khi bạn có hai quốc tịch đồng nghĩa với việc bạn sẽ có hai hộ chiếu riêng biệt cho từng quốc gia. kéo theo đó là những thủ tục pháp lý cần chú ý như:
Hộ chiếu phổ thông được coi là một trong các giấy tờ được cấp cho mọi công dân Việt Nam để xuất cảnh, nhập cảnh.
– Nếu bạn nhập cảnh Việt Nam bằng hộ chiếu Việt Nam thì khi xuất cảnh cũng phải sử dụng hộ chiếu Việt Nam (không cần Visa).
– Nếu bạn nhập cảnh Việt Nam bằng hộ chiếu thứ hai thì cũng phải xuất cảnh bằng hộ chiếu thứ hai và tất nhiên là phải có visa xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam do Đại sứ quán Việt Nam tại quốc gia đó cấp.
– Nếu bạn nhập cảnh bằng hộ chiếu này và xuất cảnh bằng hộ chiếu khác thì bị coi là vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về xuất nhập cảnh.
Các vấn đề pháp lý rất quan trọng nên bạn cần phải nghiên cứu và tham vấn ý kiến của người có chuyên môn để có những sự chuẩn bị nhất định nhé!
Vấn đề về thực hiện nghĩa vụ của công dân
Khi đã trở thành công dân của 2 nước, tức là bạn phải tuân thủ các điều kiện về xã hội, chính trị, luật pháp và phải thực hiện các nghĩa vụ đối với cả 2 quốc gia như đóng thuế, tham gia nghĩa vụ quân sự,… Nếu đã chấp nhận tình trạng 2 quốc tịch thì khi đối mặt với những rắc rối do xung đột về pháp lý giữa hai nước (nếu có) là vấn đề phức tạp, quyền lợi của công dân mang 2 quốc tịch trong hoàn cảnh này rất khó giải quyết triệt để.
Vấn đề hòa nhập khi định cư tại một đất nước mới
Khi bạn sống ở các quốc gia khác nhau về nền văn hóa cũng như các phong tục, tập quán khác nhau bước đầu sẽ có rất nhiều khó khăn. Đôi khi bạn cũng sẽ dễ bị vấn đề liên quan đến “sốc văn hóa”.
Theo Wikipedia, Sốc văn hoá là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ sự lo lắng và những cảm xúc (như ngạc nhiên, mất phương hướng, bối rối, v.v…) mà một người cảm thấy khi phải hoạt động trong một nền văn hóa hay môi trường xã hội hoàn toàn khác, ví dụ như ở nước ngoài. Nó nảy sinh từ những khó khăn trong việc hòa nhập với nền văn hoá mới, là nguyên nhân của việc khó lòng nhận thức cái gì là thích hợp và cái gì không.
Vì vậy trước khi quyết định định cư ở quốc gia thứ hai, bạn cần phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ càng lối sống và văn hóa ở đất nước khác nhau. Quan trọng hơn, bạn nên trang bị cho mình khả năng sử dụng ngôn ngữ của đất nước đó để có thể dễ dàng giao tiếp với người bản xứ.
Trên đây là những thông tin về các vấn đề của việc sở hữu quoc tich thu hai. Nếu bạn đang cần sự tư vấn về định cư hay nhập tịch nước ngoài, bạn có thể tham khảo cùng Harvey Law Group tại đây.