• Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Uncategorized

Những điều BUỘC PHẢI BIẾT trước khi khởi nghiệp. Khởi nghiệp cần gì?

ATPMedia by ATPMedia
Tháng Mười Hai 8, 2018
in Uncategorized
0
Những điều BUỘC PHẢI BIẾT trước khi khởi nghiệp. Khởi nghiệp cần gì?
0
SHARES
26
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Khi bạn nảy sinh ý tưởng khởi nghiệp bạn thật hào hứng đến nhường nào. Nhưng đừng chìm đắm trong nó, bởi khởi nghiệp sẽ là một chặng đường dài khô cằn, khó đi. Bạn cần phải chuẩn bị tinh thần thật tốt, và là một “túi khôn” kinh nghiệm.

1. Điều tra chi tiết về ngành kinh doanh

Khi bắt đầu làm doanh nhân, điều đầu tiên là tìm hiểu xem ngành nào thích nhất với phong cách và tài năng của bạn. Những ngành “hot” nhất để khởi nghiệp hiện nay là kỹ thuật số (như ứng dụng điện thoại di động), sức khỏe (sản xuất thức uống tăng lực), xa xỉ phẩm (trang sức phụ kiện)…

Trò chuyện với luật sư, tư vấn gia, chuyên gia. Bên cạnh đó, internet là công cụ hiệu quả để tìm kiếm thông tin toàn cầu. Ngoài ra, nếu cần, đăng ký học những lớp kinh doanh, tiếp thị, bán hàng rồi đề xuất ý tưởng của mình làm bài tập nhóm để mọi người cùng xây dựng kế hoạch sơ bộ. Thông qua lớp học, bạn cũng có thể tiến hành nghiên cứu thị trường không mất tiền.

2. Đánh giá mức độ cạnh tranh

Ghé thăm những cửa tiệm cùng ngành hoặc bán cùng sản phẩm. Ví dụ, nếu bạn muốn mở nhà hàng, hãy liệt kê danh sách những nhà hàng trong khu vực mình muốn kinh doanh; xem qua thực đơn, giá cả và những chi tiết phụ trợ như nhà để xe, quầy bar.

Tiếp theo, để ý xem khách hàng của họ như thế nào? Là thanh thiếu niên, sinh viên học sinh, nhân viên công ty, hay là các gia đình?

Bên cạnh đó, bạn đến ăn thử, vào website, tìm đọc bài viết về các nhà hang; rồi thông qua những liên kết sâu rộng trên website để tìm thong tin nhà cung ứng và thực khách “ruột” của họ.

Mục tiêu của bạn là tìm hiểu xem đối thủ đang làm những gì để làm tốt hơn thế.

3. Chuẩn bị đủ ngân sách cho 6 tháng đầu tiên

Mỗi ngành nghề, mỗi doanh nghiệp đều có khoảng thời gian thu hồi vốn và lợi nhuận khác nhau nhưng có một quy tắc chung cho tất cả, đó là phải có nguồn ngân sách dự phòng đủ lớn để duy trì hoạt động của doanh nghiệp trong tối thiểu là 6 tháng khi mới khai trương. Phải bám sát nguyên tắc này doanh nghiệp mới có thể hy vọng sống sót và đi đến thành công.

Để biết số tiền cần dự phòng là bao nhiêu, bạn hãy liệt kê danh sách những khoản cần chi, những hóa đơn cần thanh toán và những khoản phát sinh ngoài dự kiến. Làm được điều đó, bạn sẽ không phải quá lo lắng, căng thẳng khi không kiếm được khoản nào trong những tháng đầu đi vào hoạt động.

4. Xây dựng ý tưởng ấn tượng

Lên một ý tưởng thật cụ thể và bám theo nhu cầu của thực tế. Sản phẩm của doanh nghiệp phải luôn chứa đựng hàm lượng chất xám.

Ý tưởng của bạn có thể được nảy sinh từ cuộc nói chuyện phiếm với bạn bè, từ việc giúp mẹ làm việc nhà, hay đơn giản lúc đi vệ sinh… mọi nơi đều có thể cho bạn ý tưởng, nhưng hãy chắc lọc chúng và khảo sát sự mới lạ, khả thi của chúng.

5. Chọn tên cho doanh nghiệp

Đặt tên cho doanh nghiệp là công đoạn rất quan trọng. Cái tên đẹp tồn tại dài lâu và có ý nghĩa tôn vinh giá trị và đặc điểm của doanh nghiệp.

Nếu chạy vòng vòng với danh sách những cái tên đẹp rồi hỏi xin ý kiến từng người quen thì sẽ bị rối trí. Công ty chuyên về đặt tên doanh nghiệp có vài gợi ý sau cho bạn: chú ý đến văn hóa doanh nghiệp, điểm độc đáo của doanh nhân, thông điệp cần chuyển tải đến khách hàng.

Anh Phillip Davis, nhà sáng lập một công ty đặt tên doanh nghiệp hỏi khách hàng câu đầu tiên là: “Bạn muốn nổi bật hay hòa nhập?” Câu hỏi đó có vẻ dư thừa, vì hình như ai cũng muốn nổi bật? Nhưng Davis tiết lộ rằng: một số doanh nghiệp, chẳng hạn như ngành dịch vụ tài chính, không cần nổi bật mà cần sự tín nhiệm dài lâu.

Nhưng đúng là hầu hết doanh nghiệp luôn cần sự xuất hiện nổi bật và ấn tượng.

6. Chiến lược tiếp thị

Chủ doanh nghiệp không cần là chuyên gia tiếp thị. Nhưng nếu muốn xây dựng một ý tưởng thành công ty thì phải biết ít nhiều về chiến lược tiếp thị sản phẩm, dịch vụ.

Một chiêu tiếp thị khác là hợp lực với doanh nghiệp khác (ví dụ như tiệm bánh và quán nước trong cùng một lầu khu thương xá) để kích thích quan tâm khách hàng đến, và cả hai bên đều có lợi.

Một nhân tố quan trọng của tiếp thị thời đại mới là xây dựng website qua mạng xã hội như Facebook, Tweeter. Nghiên cứu về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trực tuyến để thu hút và làm nổi bật website của mình.

7. Kế hoạch marketing và sale cho những khách hàng đầu tiên

Thiếu những người khách hàng đầu tiên này, doanh nghiệp của bạn có thể sẽ đi đến đổ vỡ dù sản phẩm/dịch vụ có tuyệt vời đến đâu. Vì thế hãy xây dựng kế hoạch và phân bổ ngân sách marketing, bán hàng để có thể đưa sản phẩm/dịch vụ của bạn tới những khách hàng đầu tiên. Sau đó hãy tích cực chăm sóc họ để họ luôn trung thành với doanh nghiệp của bạn.

Tiếp đến hãy xây dựng hệ thống hạ tầng bán hàng của mình, bao gồm hợp đồng, bản chào hàng, danh mục sản phẩm và tất cả những gì khách hàng cần tham khảo khi đến mua hàng của bạn.

8. Đảm bảo bền bỉ

Một trong những điều khó khăn nhất mà một doanh nhân phải đối mặt là phải có sự bền bỉ để giữ vững nhịp độ làm việc hằng ngày. Nhiều người đã phạm sai lầm khi cho rằng việc này dễ như đi dạo trong công viên. Quả là bạn có thể thoải mái hơn về giờ giấc làm việc khi mở công ty riêng. Nhưng nếu không cố gắng, bạn sẽ làm thất thoát tiền của cũng như gây tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp mình.

Vì vậy, trước khi bắt tay vào khởi nghiệp, hãy chắc chắn rằng bạn có đủ sức khỏe về tinh thần và thể chất để vượt qua những ngày làm việc lê thê và thậm chí hy sinh những lợi ích của bản thân. Nếu bạn không cống hiến hết mình và toàn tâm toàn ý với công việc, doanh nghiệp của bạn sẽ khó có thể đạt tới đỉnh cao của thành công.

9. Kiểm tra kỹ trước khi thực thi

Bạn tin chắc ý tưởng của mình đột phá? Bạn bảo đảm bao nhiêu phần trăm thành công? Cách tốt nhất để kiểm định khả năng của ý tưởng là bạn phải thử làm người đi chào bán, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ đó rộng khắp. Lập bảng khảo sát, phiếu đánh giá, và gửi đến nhóm khách hàng tiềm năng.

Phải hiểu khách hàng của mình, từ bước “yêu thích” đến bước “bỏ tiền ra mua” rất dài. Giá cả như vậy có hợp lý chưa? Khách hàng tiềm năng thường nói gì về sản phẩm? Họ khen ngợi những tính chất nào? Họ cần các cải thiện ra sao?

Câu trả lời của những câu hỏi đó có thể giúp bạn phát triển ý tưởng sát hợp với thực tế hơn.

Hình ảnh có liên quan

Khởi nghiệp là một quá trình, không phải một cú nhảy vọt. Do đó chúng ta cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt để hạn chế tối đa rủi ro.

Thanh Tuyền – Tổng hợp.

Đọc thêm:

15 ý tưởng khởi nghiệp dành cho kinh doanh quy mô vừa và nhỏ.

8 bài học khởi nghiệp từ ông chủ Amazon – Jeff Bezos

Khởi nghiệp bắt đầu từ đâu? 6 bước đơn giản để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh.

khởi nghiệp thành công: 5 nguyên lý khởi nghiệp tinh gọn được rút ra từ thực tế.

Vốn khởi nghiệp: Không chỉ là… tiền

 

Tags: khởi nghiệp cần gì?làm thế nào để khởi nghiệp thành côngnhững điều lưu ý trước khi khởi nghiệp
Previous Post

Kinh nghiệm khởi nghiệp: 15 lý do dễ mắc phải dẫn đến thất bại của các start up.

Next Post

Những yếu tố quan trọng mà người bắt đầu khởi nghiệp cần phải có!!

Next Post
Những yếu tố quan trọng mà người bắt đầu khởi nghiệp cần phải có!!

Những yếu tố quan trọng mà người bắt đầu khởi nghiệp cần phải có!!

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

Cẩm nang khởi nghiệp – website chia sẻ các tin tức, bài học kinh nghiệm kinh doanh và khởi nghiệp thành công của người nổi tiếng giúp ý tưởng kinh doanh của bạn được hiện thực hóa

Bài viết mới

  • Công ty cổ phần là gì? Những yếu tố hình thành công ty cổ phần
  • Cuộn băng keo 1kg – Giải pháp đóng gói hoàn hảo cho doanh nghiệp

Chuyên mục

  • About
  • Help
  • Feedback
  • Contact

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.