• Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Phương pháp học tập

Muốn hoàn thiện bản thân hãy tìm một công việc và trở thành nhân viên giỏi

ATPMedia by ATPMedia
Tháng Năm 9, 2019
in Phương pháp học tập
0
Muốn hoàn thiện bản thân hãy tìm một công việc và trở thành nhân viên giỏi
0
SHARES
20
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

 

Trở thành một nhân viên giỏi sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân. Nhân viên giỏi nhất định sẽ được thăng tiến. Nhân viên giỏi nhất định sẽ được tăng lương.

Muốn thành công, trước hết phải thành nhân: Một nhân viên giỏi chắc chắn sẽ không khoa trương, được lòng đồng nghiệp, được sếp tin tưởng

Lợi ích của việc trở thành một nhân viên giỏi không chỉ nằm ở việc được thăng tiến, tăng lương, mà quan trọng hơn là trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Trong rất nhiều việc, dưới đây là bốn việc một nhân viên giỏi sẽ luôn nỗ lực thực hiện.

Thứ nhất, hiểu rõ vị trí, vai trò của mình trong tổ chức. Nhân viên giỏi, dù ở vị trí cao hay thấp, hiểu rõ công ty đang muốn đi đến đâu (vision) và họ đóng vai trò như thế nào trên con đường đến đó. Bất luận giữ chức danh gì, nhân viên giỏi nhận thức rõ vị trí mình nắm giữ là quan trọng, không thể thiếu, để ‘cỗ máy’ công ty có thể hoạt động trơn tru đi đến thành công.

Nhân viên giỏi tự hào về công việc đang làm, luôn tự nhắc nhở bản thân rằng “thiếu ta là không được”, từ đó phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với các cộng sự của mình. Khi vì lý do cá nhân có thể dẫn tới việc không thể tròn vai, nhân viên giỏi luôn chủ động tìm và đề xuất giải pháp bổ trợ, thay thế, để đảm bảo mọi việc vẫn diễn ra như bình thường. Nhân viên giỏi là người tự đặt mình vào vị trí của lãnh đạo để nghĩ, hiểu, và hành động.

Thứ hai, giữ thái độ tích cực, lạc quan về mọi việc. Thái độ quan trọng hơn kỹ năng. Nếu có thái độ đúng đắn, sẽ rèn luyện được kỹ năng giỏi. Nhân viên giỏi luôn tươi cười, tiếp cận mọi việc bằng sự hứng khởi, tích cực, bởi họ biết sự tích cực nơi họ sẽ toả năng lượng tốt, góp phần tạo bầu không khí dễ chịu nơi làm việc, điều rất cần cho đồng nghiệp và hiệu suất công việc.

Thái độ tích cực, suy nghĩ lạc quan giúp nhân viên giỏi chẳng những làm việc hiệu quả, mà còn giúp họ có tâm thế thoải mái trong việc thừa nhận những sai sót mắc phải, từ đó mà vượt qua và vươn lên để ngày một giỏi hơn. Nhân viên giỏi không khoa trương, đồng thời cũng không thẹn thùng khi nói về những thành công trong công việc của họ, bởi họ biết chỉ những người có tinh thần tự tôn và quý trọng giá trị bản thân thì mới có thể đóng góp cho tổ chức.

Muốn thành công, trước hết phải thành nhân: Một nhân viên giỏi chắc chắn sẽ không khoa trương, được lòng đồng nghiệp, được sếp tin tưởng - Ảnh 1.

Thứ ba, quý trọng thời gian, nỗ lực hoàn thành đúng/vượt thời hạn. Nếu như tiền có ‘outflow’ (dòng chảy ra) và ‘inflow’ (dòng chảy vào) – nghĩa là mất đi kiếm lại được, thì thời gian chỉ có dòng một chiều là… dòng trôi qua không bao giờ trở lại. Nhân viên giỏi hiểu rằng thời gian là nguồn lực quý và khan hiếm nhất của công ty.

Họ quý trọng thời gian của họ, tìm mọi cách để sử dụng thời gian một cách tối ưu nhất, đồng thời quý trọng thời gian của đồng nghiệp, không bao giờ trở thành một “nút nghẽn cổ chai” làm trì hoãn công việc chung. Nhân viên giỏi giúp công ty có thêm thời gian để vượt qua khó khăn. Nhân viên giỏi một khi đã nhận việc là lãnh đạo có thể tin tưởng việc đó đã hoàn thành.

Cuối cùng, không bao giờ để cộng sự, lãnh đạo bất ngờ. Nhân viên giỏi hiểu rằng giúp mọi người xung quanh hiểu mình, hiểu công việc mình đang làm, hiểu khó khăn mình đang gặp sẽ giúp họ nhận được sự hỗ trợ, phối hợp, chia sẻ cần thiết để thành công. Do vậy, nhân viên luôn tìm cách giao tiếp hiệu quả để các vấn đề, các ý tưởng của bản thân được lắng nghe.

Họ chủ động nắm việc, sở hữu việc, tự chịu trách nhiệm với việc nhưng tuyệt đối không bao giờ gây ra sự bất ngờ, đưa người khác vào hoàn cảnh trở tay không kịp. Thà ‘hỏi ngu’ còn hơn tự ý làm sai, nhân viên giỏi trước khi hành động bao giờ cũng đảm bảo chắc chắn rằng mình đã hiểu đúng về công việc được giao.

Muốn thành công, trước hết phải thành nhân: Một nhân viên giỏi chắc chắn sẽ không khoa trương, được lòng đồng nghiệp, được sếp tin tưởng - Ảnh 2.

Tóm lại, cái gốc, và cũng là ngọn, của một nhân viên giỏi là một người tốt. Trở thành một nhân viên giỏi sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân. Nhân viên giỏi nhất định sẽ được thăng tiến. Nhân viên giỏi nhất định sẽ được tăng lương. Nhưng điều đó không quan trọng bằng việc nỗ lực thành nhân viên giỏi theo cách trên sẽ giúp bạn trở thành một con người tốt đẹp hơn, một phiên bản tốt hơn của chính mình. Thành công không bằng thành nhân chính là như vậy.

Nguồn: Cafebiz.vn

Có thể bạn quan tâm:

Hướng dẫn cách chuyển đổi khách hàng từ “Phễu bán hàng”

10 bí quyết giúp tiền đẻ ra tiền và xoay chuyến vốn.

Tuyệt kỹ bán hàng ONLINE: 11 kỹ năng chốt Sale đỉnh cao

Tags: cách để hoàn thiện bản thâncách hoàn thiện bản thângiá trị bản thângiao tiếp hiệu quảgiúp nhân viên hoàn thiện bản thânhiệu suất công việchoàn thiện bản thânhoàn thiện bản thân tốt nhấtlàm sao để hoàn thiện bản thânlàm việc hiệu quảnhân viênsử dụng thời gianthái độ tích cựctrì hoãn công việc
Previous Post

36 Câu hỏi giúp bạn hiểu tâm lí của người nào đó và hơn nữa là có thể khiến họ yêu nhau cho dù là người lạ

Next Post

4 Bước giúp bạn quyết tâm hơn để theo đuổi mục tiêu của mình

Next Post
4 Bước giúp bạn quyết tâm hơn để theo đuổi mục tiêu của mình

4 Bước giúp bạn quyết tâm hơn để theo đuổi mục tiêu của mình

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Về chúng tôi

Cẩm nang khởi nghiệp – website chia sẻ các tin tức, bài học kinh nghiệm kinh doanh và khởi nghiệp thành công của người nổi tiếng giúp ý tưởng kinh doanh của bạn được hiện thực hóa

Bài viết mới

  • Công ty cổ phần là gì? Những yếu tố hình thành công ty cổ phần
  • Cuộn băng keo 1kg – Giải pháp đóng gói hoàn hảo cho doanh nghiệp

Chuyên mục

  • About
  • Help
  • Feedback
  • Contact

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.