Kỹ năng phân tích giải quyết vấn đề hiệu quả trong cuộc sống sao cho hiệu quả và khôn ngoan. Kỹ năng phân tích được xem là quan trọng nhất trong số các kỹ năng tư duy và lý luận. Vì vậy, để thành công trong công việc và cuộc sống, ai cũng sẽ cần phải có kỹ năng này.
Kỹ năng phân tích là gì?
Kỹ năng phân tích là khả năng để hình dung, làm rõ, khái niệm hóa các vấn đề phức tạp và đơn giản bằng cách đưa ra các quyết định hợp lý cho các thông tin sẵn có”.
Kỹ năng phân tích bao gồm:
Tư duy về trực quan
Tư duy phản biện
Khả năng thu thập và xử lý thông tin
Tư duy trực quan: Là khả năng dự đoán các kết quả có thể xảy ra với các hành động. Đối với một số lĩnh vực chuyên môn, tư duy trực quan liên quan đến phân tích dữ liệu qua các biểu đồ, đồ thị.
Tư duy phản biện: Tư duy phản biện được đánh giá thông qua việc đưa ra các quyết định hợp lý. Nó liên quan đến khả năng đánh giá và đưa ra các kết luận thông tin mà không bị cảm xúc chi phối.
Khả năng thu thập và xử lý thông tin: Là khả năng thu thập thông tin, xử lý thông tin một cách hiệu quả.
>>>Xem thêm: Điều gì thu hút các công ty bất động sản quận 2 đến vậy?
Làm thế nào để cải thiện kỹ năng phân tích?
- Xung phong làm lãnh đạo vì vị trí này đòi hỏi bạn phải sử dụng các kỹ năng phân tích rất nhiều.
- Liên tục phân tích trong quá trình làm việc.
- Tham gia các khoá học cần sử dụng nhiều đến kỹ năng phân tích.
- Tham gia vào các hoạt động yêu cầu phải có “óc phân tích” như các môn thể thao đồng đội, các trò chơi và đọc sách.
- Tìm kiếm lời khuyên hoặc sự hướng dẫn từ các chuyên gia trong công việc bạn đang làm.
- Nghiên cứu cách triển khai công việc hiệu quả nhất.
- Nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực để giải quyết vấn đề nhanh hơn.
>>>Xem thêm: Những lưu ý dành cho người chơi trúng giải thưởng lớn max 3D của Vietlott
Cách cải thiện kỹ năng phân tích vấn đề hiệu quả
Kỹ năng phân tích – Nhìn nhận và phân tích:
Trước khi bạn cố tìm hướng giải quyết vấn đề, bạn nên xem xét kỹ đó có thật sự là vấn đề đúng nghĩa hay không, bằng cách tự hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?; hoặc: giả sử như việc này không thực hiện được thì…? Bạn không nên lãng phí thời gian và sức lực vào giải quyết nếu nó có khả năng tự biến mất hoặc không quan trọng.
Xác định chủ sở hữu của vấn đề:
Không phải tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến bạn đều do chính bạn giải quyết. Nếu bạn không có quyền hạn hay năng lực để giải quyết nó, cách tốt nhất là chuyển vấn đề đó sang cho người nào có thể giải quyết.
Có một câu nói nửa đùa nửa thật nhưng cũng đáng để bạn lưu ý: “Nhiệt tình cộng với thiếu hiểu biết đôi khi thành phá hoại”.
Hiểu vấn đề:
Chưa hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề sẽ dễ dẫn đến cách giải quyết sai lệch, hoặc vấn đề cứ lặp đi lặp lại. Nếu nói theo ngôn ngữ của y khoa, việc “bắt không đúng bệnh” thì chỉ trị triệu chứng, chứ không trị được bệnh, đôi khi “tiền mất, tật mang”. Bạn nên dành thời gian để lấy những thông tin cần thiết liên quan vấn đề cần giải quyết, theo gợi ý sau: Mô tả ngắn gọn vấn đề; nó đã gây ra ảnh hưởng gì?; Vấn đề xảy ra ở đâu?; Lần đầu tiên nó được phát hiện ra là khi nào?; Có gì đặc biệt hay khác biệt trong vấn đề này không?
Ở đây ta cần tìm hiểu vấn đề bằng cách đặt ra những câu hỏi.
– Tính chất của vấn đề (khẩn cấp, quan trọng)?
– Yêu cầu chỉ thị của cấp trên là gì?
– Nguồn lực để giải quyết vấn đề?
– Vấn đề này có thuộc quyền giải quyết của mình hay không?
– Bản chất của vấn đề là gì?
– Những đòi hỏi của vấn đề?
– Mức độ khó – dễ của vấn đề?
Chọn giải pháp:
Sau khi đã tìm hiểu được cội rễ của vấn đề, nhà quản lý sẽ đưa ra được rất nhiều giải pháp để lựa chọn. Yếu tố sáng tạo sẽ giúp nhà quản lý tìm được giải pháp đôi khi hơn cả mong đợi. Cần lưu ý là một giải pháp tối ưu phải đáp ứng được ba yếu tố: có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài lâu, có tính khả thi, và có tính hiệu quả.
Thực thi giải pháp:
Khi bạn tin rằng mình đã hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó, bạn có thể bắt tay vào hành động. Để đảm bảo các giải pháp được thực thi hiệu quả, nhà quản lý cần phải xác định ai là người có liên quan, ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi giải pháp, thời gian để thực hiện là bao lâu, những nguồn lực sẵn có khác.v.v…
Đánh giá:
Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.
Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi rườm rà nếu làm theo các bước trên. Vạn sự khởi đầu nan. Lần đầu tiên áp dụng một kỹ năng mới bao giờ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm của bạn. Nếu bạn thường xuyên rèn luyện, thì dần dần kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ trở thành phản xạ vô điều kiện.
Tại sao kỹ năng phân tích lại quan trọng?
Kỹ năng phân tích là rất quan trọng vì nó giúp bạn tìm giải pháp cho các vấn đề và đưa ra quyết định về hướng triển khai tiếp theo. Nhưng việc hiểu được các vấn đề và phân tích tình huống để tìm ra cách giải quyết chung cho mọi người mà ai cũng đồng ý thì cần phải có cả khả năng thuyết phục. Giống như kỹ năng phân tích thì kỹ năng thuyết phục cũng là một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ công việc nào cũng cần đến. Phát triển kỹ năng phân tích sẽ giúp bạn cải thiện được hiệu quả công việc để hoàn thành mục tiêu của công ty cũng như các mục tiêu trong sự nghiệp của bản thân.
Nếu bạn đang muốn học hỏi và cải thiện kỹ năng phân tích thì hãy xem xét ngay các công việc nhân viên phân tích đầu tư dự án, chuyên viên phân tích rủi ro, nhân viên phân tích dữ liệu,… Tuy tư duy phân tích thì chỉ là một kỹ năng mềm nhưng công việc phân tích lại yêu cầu bạn phải có các kỹ năng chuyên môn liên quan, đặc biệt là khi bạn làm việc cho các công việc yêu cầu kiến thức kỹ thuật cần thiết như điều dưỡng, kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học.
>>>Xem thêm: Những kỹ năng thuyết phục khách hàng hiệu quả mà bạn nên trang bị
Bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn Kỹ năng phân tích giải quyết vấn đề hiệu quả trong cuộc sống sao cho hiệu quả và khôn ngoan. Cảm ơn các bạn theo dõi nhé!
Vũ Thơm-Tổng hợp
Tham khảo: (meosonghiendai, timviec365,…)