Trong suốt lịch sử hiện đại, đầu tư chứng khoán là một trong những cách hiệu quả nhất để cá nhân có thể tích lũy vốn, xây dựng sự giàu có và gia tăng thu nhập thụ động. Tuy nhiên, việc đầu tư chứng khoán vẫn đang bị hiểu nhầm bởi đa số người, nhiều người trong số họ xem cổ phiếu như một cách làm giàu nhanh chóng mà không cần phải làm việc quá nhiều.
Nhưng sự thật là việc đầu tư chứng khoán là một công việc không chỉ cần những phân tích chứng khoán mà còn cần đến sự nhạy bén. Chứng khoán cũng khiến các nhà đầu tư lo lắng khi xuống giá, nhưng lại khiến họ “phát điên” khi chúng nhảy múa trên sàn giao dịch chứng khoán. Vậy thực tế chứng khoán là gì? Đầu tư chứng khoán là gì ? và đầu tư chứng khoán có thực sự hiệu quả như người ta vẫn đồn thổi?
Chứng khoán là gì?
Hàng ngày, chúng ta đều nghe được những bản tin chứng khoán về việc lên xuống của thị trường qua những thông tin hiển thị trên bảng điện tử chứng khoán.
Nói một cách đơn giản, một cổ phần đại diện cho quyền sở hữu hợp pháp của một doanh nghiệp. Các tập đoàn sẽ phát hành cổ phiếu, thường sẽ có hai loại: cổ phiếu thông thường và cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu khi được hoán đổi cho nhau được gọi là “chứng khoán” – đại diện cho quyền sở hữu trong một doanh nghiệp. Hay nói cách khác khi bạn quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán nghĩa là bạn đang mua quyền sở hữu một hay nhiều doanh nghiệp.
Cổ phiếu thường: Đây là loại cổ phiếu mà hay được mọi người đề cập đến đầu tiên khi họ nói về việc đầu tư chứng khoán. Cổ phiếu phổ thông được chia sẻ tương ứng với lợi nhuận hay lỗ của công ty. Các cổ đông quyết định giữ lại lợi nhuận đó hoặc gửi một phần hoặc toàn bộ lợi nhuận cho cổ đông dưới hình thức chia cổ tức – bằng tiền mặt hoặc bằng chính cổ phiếu.
Cổ phiếu ưu đãi: Cổ đông của cổ phiếu ưu đãi nhận cổ tức cụ thể theo thời gian xác định trước. Các cổ tức sẽ được ưu tiên trả trước cho các cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi. Kể cả khi công ty phá sản thì cổ phiếu ưu đãi vẫn được ưu tiên hơn trong việc thu hồi những tài sản ủy thác.
Các cá nhân có thể mua cổ phiếu thông qua sự tư vấn của các công ty chứng khoán hoặc mua chứng chỉ quỹ thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Cổ phiếu được tạo ra như thế nào?
Cổ phiếu tồn tại được là vì nhiều lý do, nhưng trong số đó những lý do quan trọng nhất bao gồm:
Cổ phiếu cho phép các công ty huy động vốn (tiền) để biến ý tưởng thành các doanh nghiệp. Cổ phiếu được sinh ra khi bắt đầu xuất hiện hình thái công ty cổ phần, cho phép nhiều cá nhân cùng góp vốn tạo nên một doanh nghiệp. Và các cá nhân có quyền mua hoặc sở hữu nhiều cổ phần ở các công ty khác nhau. Các cá nhân hay tổ chức giao dịch và mua bán các cổ phiếu với nhau trên sàn giao dịch chứng khoán.
Các cổ phiếu sẽ tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư khi công ty làm ăn có lãi. Trên thực tế, khi công ty làm ăn có lãi, số tài sản thực sẽ tăng lên, chia đều cho số cổ phần thì giá cổ phiểu tương ứng cũng sẽ được tăng theo.
Khi đầu tư cổ phiếu, những người không có thời gian để quản lý một doanh nghiệp hay muốn tìm một nguồn thu nhập thụ động vẫn có quyền tham gia biểu quyết để đưa ra quyết định cho một doanh nghiệp. Việc này sẽ khiến việc phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, kể cả từ nhân lực đến vật lực.
Đầu tư chứng khoán là làm gì?
Để hiểu được rằng việc chơi chứng khoán khác hoàn toàn với việc đầu tư chứng khoán như thế nào, bạn phải hiểu được mục đích của việc đầu tư cũng như cách bạn sẽ làm với khoản đầu tư của bạn. Đầu tư chứng khoán là một sự tính toán có chủ đích chứ không phải là những hành động bột phát với những cảm tính.
Hãy tưởng tượng việc bạn bắt đầu với một cửa hàng bán lẻ và cổ đông là các thành viên trong gia đình. Bạn quyết định bỏ 1 tỷ đồng để tạo lập một công ty mới. Bạn chia số cổ phần đó thành 10.000 cổ phiếu. Bạn định mức mỗi cổ phiếu ở mức 100.000 đồng. Nếu bạn bán tất cả các cổ phiếu đó cho các thành viên trong gia đình bạn sẽ có 1 tỷ đồng để phục vụ cho mục đích kinh doanh.
Sau một thời gian, công ty của bạn kiếm ghi nhận mức lãi là 500 triệu đồng, mỗi cổ phiếu sẽ được hưởng 1/10.000 lợi nhuận. Bạn sẽ nhận được mức 50 triệu đồng chia cho 10.000 cổ phiếu tương ứng với mỗi cổ phiếu sẽ thêm 50.000 đồng. Bạn sẽ có một cuộc họp được gọi là Đại hội đồng cổ đông được chủ trì của Hội đồng Quản trị và có sự tham gia của Cổ đông để quyết định rằng sẽ trả cổ tức bằng tiền hay bằng cổ phiếu, hoặc mở rộng công ty bằng việc tái đầu tư.
Nếu công ty của bạn đủ lớn, bạn có thể có một đợt phát hành cổ phần lần đầu tiên ra công chúng (được gọi là IPO) cho phép bạn được bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hoặc thị trường tự do.
Tất cả những điều trên được gọi là đầu tư chứng khoán, nghĩa là việc bạn rót vốn và mua cổ phiếu của một công ty cổ phần. Cổ phiếu này sẽ có lúc tăng hoặc giảm, dựa trên việc kinh doanh của công ty đó. Đầu tư chứng khoán chính là cách góp vốn cổ phần để sở hữu cho mình một doanh nghiệp.
Chơi Chứng khoán cần ít nhất bao nhiêu Tiền?
Đây đúng là câu hỏi mà hầu hết các bạn chưa biết gì nhưng đang có ý định tìm hiểu để đầu tư để chơi chứng khoán, vì thực sự không phải ai cũng có nhiều tiền ngay lúc đó để chơi hoặc mới chơi thì chỉ muốn chơi ít không đáng kể để nếu có thua lỗ thì cũng trong % trên tổng số tiền ít ít đó của mình (giống như học phí). Vậy nên mình muốn nêu ra đầu tiên việc này. Lấy một ví dụ thực tế luôn:
– Tính tới hết ngày giao dịch cuối cùng của quý 2/2012 là 29/06/2012 thì cả 2 sàn giao dịch chính của Việt Nam là HOSE và HNX có đúng 700 cổ phiếu niêm yết thì có: 375 cổ phiếu có giá dưới 10.000 đồng/cp (mệnh giá), 207 cổ phiếu có giá từ 10.000 – 20.000 đồng/cp, 60 cổ phiếu có giá từ 20.000 – 30.000 đồng/cp, 36 cổ phiếu có giá từ 30.000 – 40.000 đồng và còn lại là 22 cổ phiếu có giá từ 40.000 đồng/cp trở lên. Chi tiết tại đây (nên tải về – file excel .xls)
– Để đảm bảo tính đại diện mình xin lấy 02 mã chứng khoán có giá quanh 10.000 đồng cổ phiếu, 01 tại sàn HOSE và 01 tại sàn HNX để thấy được mức tối thiểu nên có khi chơi chứng khoán hiện nay.
– Với sàn HOSE của Sở giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh: mình xin chọn cổ phiếu PXS của Công ty CP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (PVC-MS) – 1 mã khá cơ bản, làm ăn tốt, P/E hợp lý hiện nay đang có giá 10.100 đồng/cp. Với quy định đơn vị nhỏ nhất khi mua bán là bội số của 10 cổ phiếu (tức là chỉ mua được 10, 20, 30, 40, …,80, 90, … cổ phiếu). Như vậy mức mua tối thiểu trong trường hợp này là: (10 cp x 10.100 đ/cp) x (1 + 0,35% phí giao dịch) = 101.354 đồng. Với 500.000 đồng bỏ ra bạn hoàn toàn mua được 40 cổ phiếu PXS. Ngay cả với các mã giá cao như DPM (Đạm Phú Mỹ) là 34.300 đồng/ cp thì bạn vẫn mua được 10 cổ phiếu DPM. Một số tiền khá nhỏ để đầu tư nếu chơi sàn HOSE.
– Với sàn HNX của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội: mình xin chọn cổ phiếu HUT của Công ty CP Tasco (Tasco) – 1 mã khá cơ bản, làm ăn tốt, P/E hợp lý hiện nay đang có giá 11.100 đồng/ cp. Với quy định đơn vị nhỏ nhất khi mua bán là bội số của 100 cổ phiếu (tức là chỉ mua được 100, 200, 300, 400, …,800, 900, … cổ phiếu). Như vậy mức mua tối thiểu trong trường hợp này là: (100 cp x 11.100 đ/cp) x (1 + 0,35% phí giao dịch) = 1.113.885 đồng. Với 5.000.000 đồng bỏ ra bạn hoàn toàn mua được 400 cổ phiếu HUT. Ngay cả với các mã giá cao như DBC (Dabaco) là 22.900 đồng/ cp thì bạn vẫn mua được 200 cổ phiếu DBC. Một số tiền vừa phải để đầu tư nếu chơi sàn HNX.
– Qua 02 ví dụ nêu trên, có thể số tiền ban đầu dùng để vừa đầu tư vừa học là không nhiều, nếu xét đến cả tính cơ động của tiền cũng như cảm nhận chính xác sự được thua thì đầu tư ban đầu tầm 2 – 5 triệu đồng là hợp lý. Thêm nữa trong 1 đợt thị trường biến động mạnh được thua sẽ tầm 20 – 30%, còn bình thường là 5 – 10% thì thực sự cùng lắm bạn cũng chỉ mất 400 ngàn đồng – 1 triệu đồng trên tổng 2 – 5 triệu đồng ban đầu đưa vào để vừa chơi vừa học. Càng hợp lí hơn nếu bạn định chơi 50 – 100 triệu đồng trở lên, thì mức mất mát 400 ngàn đồng – 1 triệu đồng kia càng không ảnh hưởng đáng kể gì. Một điểm cần nói thêm ở đây là khi mới chơi bạn không thể chơi chỉ duy nhất 1 mã vào 1 thời điểm được, có thể là 3 – 5 mã chứng khoán, gồm cả ở sàn HOSE và HNX để am hiểu cơ chế cả 2 sàn cũng như môi trường của mỗi sàn. Vậy nên số tiền tối thiểu hợp lý cần ở đây là khoảng 2 triệu đồng (Lưu ý tối thiểu hợp lý chứ không phải là số tiền nhỏ nhất để có thể chơi được). Chúc các bạn thành công, nếu cần có câu hỏi gì thêm liên quan tới vấn đề này, hãy pm lại cho mình theo thông tin ở bên.
– Một lời khuyên nữa cần hướng tới là nếu bạn sau vài năm đi làm tích lũy được 100 triệu đồng, chán với lãi suất tiết kiệm quá thấp (hiện là 9%/năm hay 0,75%/tháng), và không có kênh đầu tư nào hợp lí hơn chứng khoán với số vốn nhỏ như thế cũng như quỹ thời gian vừa đủ (so với mở cửa hàng kinh doanh riêng, bất động sản, …) thì chỉ tối đa chỉ nên chơi 50 triệu đồng, còn 50 triệu đồng còn lại vẫn nên gửi ở ngân hàng để đề phòng những trường hợp cần thiết cho cuộc sống của bạn, hết sức tránh việc đang mua chứng khoán, chờ nó lên chốt lãi thì phải bán sớm vì cần tiền, một điểm nữa là khi chơi “tất tay” kiểu đó thì tâm lý cũng “khác” so với chơi không hết tiền, do đó ảnh hưởng tới phán đoán phân tích trong quá trình chơi chứng khoán, mục tiêu ở đây là trung bình lãi 5 – 10%/ tháng và ít khi bị thua lỗ chứ không phải “tất tay” như kiểu “đánh bạc”. Vấn đề chính ở đây là sự nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc trong quá trình đầu tư cũng như bỏ công sức thời gian vào, bạn sẽ được như ý muốn.
Chơi Chứng khoán lãi được khoảng bao nhiêu một năm?
Do có rất nhiều người hỏi mình là chơi chứng khoán lãi nhiều nhất được bao nhiêu, thực sự là mình không muốn trả lời câu hỏi này, vì lãi nhiều nhất bao giờ cũng đi kèm với rủi ro là cao nhất, theo như mình thấy 90% người có quan điểm này thật khi chơi, cuối cùng đều thua nặng, thậm chí phải bán tài sản cá nhân đi để bù vào phần thua lỗ đó. Tuy nhiên, do có nhiều người hỏi, vậy mình xin trả lời để mọi người được rõ. Trước hết cần phải hiểu đầu tư chứng khoán là loại hình đầu tư rủi ro cao, 1 loại hình đầu tư cao cấp của nền kinh tế (mình không bàn tới khía cạnh kinh tế là kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế). Không thể có chuyện đầu tư chứng khoán mà hàng tháng cứ tằng tằng sinh lãi đều 5 – 10%/ tháng như kinh doanh thông thường được, mà nó có đợt, có 1 số tháng sẽ lãi rất cao (sóng lên), còn lại đa phần các tháng là bình thường, thậm chí còn thua lỗ. Vì vậy ở đây mình không bàn tới tháng bình thường, sẽ nói về đợt có sóng lớn, thông thường hàng năm thường có 1 hoặc 2 đợt sóng, và thường kéo dài từ 2 – 3 tháng. Như 2 đợt sóng gần đây nhất là đợt từ tháng 1 – 4/2012 và đợt hiện nay từ tháng 12/2012 – 2/2013. Trong các đợt sóng này, chỉ số Index chung toàn thị trường thường lên điểm khoảng 20 – 30%, các mã đầu cơ thường tăng 40 – 50% và cá biệt có 1 số mã tăng hơn 100%. Chúng ta có thể quan sát qua thống kê sau đây trong con sóng gần đây nhất tháng 12/2012 – 2/2013:
Nhìn vào bảng trên chúng ta có thể thấy rằng sự biến động giá tăng trong sóng lên là rất lớn, tuy nhiên gần như không có người nào ăn được đầy đủ cả 1 con sóng dài như thế, vì kể cả khi lên thì nó cũng không lên thẳng mà còn đập lên đập xuống theo xu hướng lên, rất có thể trong quá trình đó, sự phán đoán không hoàn toàn khớp với thị trường cũng như sự hài lòng với mức lãi đã có tại lúc đó để thoát hàng và chốt lãi. Ở đây, mình xin đặt ra mức mục tiêu hợp lý là chọn được cổ phiếu có mức tăng trưởng khoảng 50 – 60% cả sóng và mình kiếm được khoảng hơn 1/2 con sóng đó. Như vậy mức lãi hợp lý cho 1 con sóng vào khoảng 25 – 30%. Quá hợp lý! trong vòng khoảng 1 tháng có sóng như vậy (Vào khi sóng đã tương đối rõ và ra sớm khi cảm giác hài lòng). 1 lần nữa mình xin nhắc lại, không có chuyện chơi chứng khoán lãi đều đều mỗi tháng 5 – 10%, và không nên luôn luôn đặt mục tiêu kiếm mã nào lãi cao nhất (vì lãi cao nhất thì rủi ro là lớn nhất, thậm chí bay hết cả thành quả, nếu không muốn nói là lỗ khi sóng bắt đầu xuống mà bản thân thì lại hi vọng nó sẽ lên lại). Và thực tế cũng đã chứng minh với một người thông thường chơi hợp lý không tham, không kỳ vọng quá, tuân thu đúng phương pháp và nguyên tắc thì mức sinh lời hợp lý thường vào khoảng 20 – 30% / năm.
Chơi Chứng khoán bao nhiêu tiền thì hợp lý?
Như ở trên đã trình bày thì chúng ta đã biết số tiền chơi tối thiểu để có thể tham gia tìm hiểu chứng khoán là khoảng 2 triệu đồng. Tuy nhiên đó có phải số tiền hợp lý để tham gia hay không thì lại là một vấn đề rất là khác. Rõ ràng là khi chưa hiểu biết mấy về một lĩnh vực nào đó, đặc biệt là lĩnh vực hàm chứa rủi ro nhiều như chứng khoán thì mới tham gia vào sẽ đặt nặng tính … “an toàn” của số tiền bỏ vào đầu tư lên hàng đầu. Và lẽ dĩ nhiên thì càng thấp càng tốt, nhưng chính cái việc càng thấp càng tốt đó đôi khi lại gây ra sự phản tác dụng đặc biệt lớn. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng theo dõi ví dụ mô phỏng thực tế đã từng phát sinh sau:
+ Một nhà đầu tư A là 1 sinh viên sống tại Hà Nội, có ý chí vươn lên trong cuộc sống, sau một thời gian tích góp làm thêm cũng có 1 số tiền là 5 triệu đồng, cũng sau 1 thời gian tìm hiểu nữa thì quyết định tìm tới mình để mở 1 tài khoản chứng khoán và tham gia vào đầu tư. Số tiền so với khách chung trên thị trường thực sự là rất nhỏ, nhưng mình thấy 1 đặc điểm tựu chung lai là: rất chịu khó tìm hiểu, tài khoản chỉ biến động 50 – 100 ngàn đồng cũng rất xót xa, rồi cũng tham vấn là nên đầu tư mã này mã kia, ưu nhược điểm ra sao, … nói chung là cái mà mình cảm nhận được là học được rất nhiều dù chỉ là sinh viên của 1 trường kỹ thuật và lẽ tất nhiên là ngành học thì chả liên quan 1 chút nào tới chứng khoán cả; và đương nhiên cảm nhận chung là nếu còn duy trì đầu tư thế này thì tương lai còn tiến xa.
+ Một nhà đầu tư khác là B là 1 bạn đã đi làm 15 năm, đang muốn thử xem chứng khoán là gì mà sao bạn bè hay chơi, và biết đâu là kênh này cũng kiếm được thay vì để tiền trong ngân hàng với lãi suất tiết kiệm rất thấp hiện này 7%/năm. Đặc điểm của bạn này khi mình tiếp xúc là có tiền, khoảng 500 triệu đồng và công việc bên ngoài cuộc sống khá bận, thỉnh thoảng mới ngó đc chút bảng giá. Và tất nhiên khi mở tài khoản cũng “thử” với số tiền 5 triệu để đầu tư trên Thị trường Chứng khoán. Đây là một số tiền khá nhỏ so với tài sản của bạn đó nên sau 1 thời gian mình rút lại được 1 số đặc điểm: do cả công việc bận nên khi mua 1 vài mã chứng khoán xong thì thỉnh thoảng ngó tí rồi trò chuyện chat hỏi thăm, mất 100 – 200 hay thậm chí là 500 ngàn đồng cũng chả thấy xót xa và tặc lưỡi chắc rồi nó sẽ lên lại thôi và không cần phải tìm hiểu nhiều, … nôm na không ảnh hưởng gì đáng kể tới tài sản hay thu nhập của bạn đó nên chả có động lực nào để tìm hiểu sâu về chứng khoán và tất cả chỉ dừng lại ở việc biết mở tài khoản chứng khoán như thế nào, biết nhập lệnh mua bán ra sao, biết nộp tiền rồi rút tiền ra sao, … là hết.
Qua ví dụ trên, có thể thấy cũng 5 triệu đồng tham gia nhưng cách tiếp cận lại rất khác nhau, và dẫn đến cái “học” được cũng rất khác nhau. Nếu là bạn thì bạn muốn mình rơi vào trường hợp nào???Bạn muốn học qua loa để biết hay muốn đầu tư một cách nghiêm túc như là 1 kênh đầu tư để tăng trường vốn/ tài sản tự có của mình mỗi năm 20 đến 30%??? Cuối cùng điều mình muốn nhấn mạnh ở đây là chơi ít nhất vẫn chưa chắc đã phải là tốt nhất và chơi nhiều nhất thì càng không được, không thể mới chơi có 500 triệu đồng lại vác luôn cả 500 triệu đồng (100%) đó ra để đầu tư được, vì như thế là quá rủi ro cho một người mới bước chân vào và đó là số tiền mà bạn phải mất 1 thời gian dài mới có được. Và thực tế nhiều lần quan sát rất nhiều tài khoản đã chứng minh nên tham gia vào khoảng 10% đến 20% tài sản bạn đang có là vừa nhất, vừa đảm bảo có cảm nhận được thua rõ rệt mất mát để có động lực “học” nhưng cũng không mất mát nhiều quá mà ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn. Còn bạn có bao nhiêu tiền để từ đó quyết định nên chơi chính xác khoảng bao nhiêu tiền chắc chỉ có bạn biết và quyết định.
Xem thêm:
https://camnangkhoinghiep.vn/2018/12/07/chung-khoan-la-gi-lam-the-nao-de-mua-co-phieu/
https://camnangkhoinghiep.vn/2018/12/07/chung-khoan-la-gi-cach-choi-chung-khoan-pho-bien-hien-nay/
https://camnangkhoinghiep.vn/2018/12/07/dau-tu-theo-da-tang-truong-phuong-phap-dau-tu-thong-minh/
Như Quỳnh ATP SOFTWARE- Nguồn Tổng hợp