Chủ đề này sẽ chia sẻ với ông chủ Startup chiến lược phát triển thị trường, kế hoạch làm thị trường.
Bao gồm cả những hoạt động phát triển sản phẩm, sáng tạo sản phẩm, truyền thông và quảng bá hình ảnh thương hiệu cho sản phẩm/công ty, và quan trọng hơn cả đó là hoạt động mở rộng thị trường thực địa, thị trường online.
Mọi ông chủ đều biết rằng: làm thị trường kinh doanh không phải là ra ngoài gặp mặt khách hàng, đàm phán.
Có 3 khái niệm về Marketing, phát triển thị trường, bán hàng mà Lương tin nhiều ông chủ vẫn chưa nhận biết rõ, hoặc là chỉ tạm thời chưa nhớ ra.
– Marketing là hoạt động có mục đích nhận biết và tác động lên nhu cầu của người tiêu dùng, công chúng và cả xã hội, đối tượng của Marketing là xã hội.
– Phát triển thị trường = Phát triển + thị trường. Doanh nghiệp thực hiện những hoạt động phát triển nhằm tác động đến thị trường, đối tượng của chúng ta là thị trường.
– Bán hàng là hoạt động tương tác giữa bên bán và bên mua nhằm tạo kết quả mua bán, đối tượng của bán hàng là khách hàng sắp mua hàng hoặc đang mua hoặc đã mua.
Nói như vậy để những ông chủ như chúng ta thấy rõ bản thân cần thực hiện những công việc gì trong quá trình phát triển thị trường. Nếu bạn đã từng hiểu phát triển thị trường là ra ngoài gặp mặt khách hàng và đàm phán, vậy thì bạn đang hiểu sai vấn đề, một khi đã hiểu sai thì hiệu quả công việc không đạt, bởi vì hoạt động ra ngoài gặp mặt khách giao dịch mua bán là công việc của bộ phận bán hàng.
1. BẢN CHẤT CỦA LÀM THỊ TRƯỜNG
Vì chúng ta đang nói đến việc xây dựng kế hoạch phát triển thị trường, nên Lương bắt buộc phải nói đến bản chất của hoạt động làm thị trường. Nếu chỉ dựa vào khái niệm phát triển thị trường mà Lương vừa nêu trong 3 khái niệm trước đó thì chưa đủ để làm chiến lược phát triển thị trường.
Việc nói về bản chất sẽ là nền tảng để Lương viết phần nội dung quan trọng nhất ở phía dưới của chủ đề này là Chiến lược, kế hoạch phát triển thị trường.
Bản chất của hoạt động phát triển thị trường, đó là chúng ta mang đến giá trị cho người tiêu dùng. Giá trị này được phân thành 2 loại khác nhau: Giá trị hữu hình và giá trị vô hình.
Trong đó giá trị hữu hình thể hiện những lợi ích chân thực của sản phẩm/dịch vụ, loại giá trị hữu hình còn thể hiện thông qua món quà tặng, sản phẩm khuyến mại, hoặc là những yếu tố khác tồn tại dưới dạng vật chất.
Giá trị vô hình bao gồm: Cảm xúc, tình yêu, tinh thần, sự động viên, an ủi, ngôn từ quảng cáo-Pr, quảng cáo truyền hình-internet, những quan niệm về cuộc sống…
Nhiệm vụ quan trọng nhất của người làm thị trường, đó là mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất về giá trị hữu hình, giá trị vô hình dựa trên nghiên cứu khách hàng, thấy rõ nhu cầu khách hàng, sau đó kết hợp bộ phận Marketing làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, truyền thông, quảng bá để thu hút càng nhiều khách hàng khác.
Ngày nay dù công nghệ internet phát triển nhanh chóng, tuy nhiên hoạt động sáng tạo và truyền tải giá trị tới khách hàng không hề thay đổi. Trong khi bộ phận thị trường làm nhiệm vụ kéo gần khoảng cách tâm lý giữa sản phẩm và người tiêu dùng, thì người làm Marketing phải dựa trên thương hiệu để hút sự quan tâm của khách hàng, bộ phận bán hàng đảm nhiệm công việc kéo gần khoảng cách vật lý giữa sản phẩm và người mua.
Sự liên kết giữa Marketing, bán hàng, Phát triển thị trường tạo thành những mắt xích quan trọng không thể tách rời trong kế hoạch phát triển thị trường hay quá trình làm thị trường
Vì vậy trong tất cả các chiến lược phát triển thị trường toàn diện đều phải nói đến những yếu tố then chốt của 3 hoạt động trên, các yếu tố này lần lượt là: Truyền thông thương hiệu ( thuộc về Marketing), hoạt động liên quan đến sản phẩm ( thuộc phát triển thị trường), hoạt động thúc đẩy bán trên thị trường ( thuộc Bán hàng và Marketing).
Kết hợp 3 yếu tố sẽ tạo thành 1 Trung Tâm Tổng Bộ của hoạt động phát triển thị trường. Nói xong 3 yếu tố của Trung Tâm Tổng Bộ này thì Lương cũng hoàn thành nhiệm vụ với chủ đề : Chiến lược và kế hoạch phát triển thị trường.
2. TRUNG TÂM TỔNG BỘ TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
Bộ phận 1: Bộ phận Sản phẩm, nền tảng tạo giá trị
Mục tiêu then chốt: Sáng tạo giá trị
Sản phẩm luôn luôn là năng lực cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp, nếu nói bộ phận chế tạo và sản xuất sản phẩm dựa trên hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm hữu hình. Vậy thì người làm sản phẩm trong bộ phận thị trường sẽ phải kết hợp với nhu cầu người tiêu dùng, tạo ra những điểm vượt trội, khác biệt, mới lạ, độc đáo, sáng tạo… từ đó giá trị vô hình được hình thành.
Sau đó bộ phận thị trường sẽ kết hợp 2 giá trị vô hình và hữu hình, tạo nên hình ảnh thương hiệu của sản phẩm. Khi trải qua các bước như vậy, một giá trị tổng thể được hình thành có thể làm lay động trái tim và nhu cầu khách hàng, đồng thời tạo dựng mối quan hệ lâu dài, bền chặn giữa công ty và khách hàng. Các nhiệm vụ của người làm sản phẩm trong bộ phận phát triển thị trường gồm:
1, PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG, PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
Hiểu rõ từng chi tiết về người tiêu dùng, phân tích sự cạnh tranh của sản phẩm, nghiên cứu và đánh giá các thông tin thị trường, và những hoạt động khác có liên quan đến tìm hiểu thị trường, có thể hỗ trợ bạn xác định chính xác thị trường mục tiêu, nắm chắc nhu cầu thực của người tiêu dùng.
Ngoài ra bạn cũng sẽ phân tích được thông tin về sản phẩm/dịch vụ của mình đang ở vị trí nào trên thị trường, có ý nghĩa như thế nào đối với người tiêu dùng. Từ đó tìm được giải pháp tăng sự nhận biết, yêu thích đối với sản phẩm/dịch vụ của chúng ta.
2, PHÁT TRIỂN KHÁI NIỆM VỀ SẢN PHẨM
Trong bản kế hoạch phát triển thị trường, hoạt động phát triển khái niệm về sản phẩm có ý nghĩa quan trọng để hình thành tư duy khách hàng về hàng hóa của người tiêu dùng. Từ đó họ thay đổi thái độ tích cực đối với sản phẩm/dịch vụ.
Để phát triển khái niệm sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng, chúng ta cần kết hợp 3 yếu tố: Sự nhận biết của người tiêu dùng, những lợi ích đặc trưng của sản phẩm, giá trị mà khách hàng nhận được.
3, TƯ DUY CỦA NGƯỜI LÀM MARKETING TRONG BƯỚC ĐẦU
Dựa trên khái niệm sản phẩm đã phát triển, chúng ta thực hiện mô hình Marketing 4P hoặc 7P. Áp dụng chiến lược giá bán thế nào, kênh phân phối lớn hay nhỏ, phương thức xúc tiến như thế nào…
4, QUẢN LÝ CHUỖI SẢN PHẨM
Nếu doanh nghiệp có chuỗi các sản phẩm với quy mô lớn, bộ phận sản phẩm sẽ phải giúp đỡ doanh nghiệp quản lý và tối ưu chuỗi sản phẩm.
5, ĐÀO TẠO VỀ SẢN PHẨM
Những ngôn ngữ, kỹ thuật ngôn ngữ, thuật ngữ về sản phẩm nên được bộ phận sản phẩm hình thành đầu tiên, những bộ phận khác trong công ty bắt buộc phải tuân theo các ngôn ngữ, thuật ngữ này để bảo đảm sự thống nhất trong suốt quá trình hình thành và đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Muốn đạt những lợi ích này, cần phải đào tạo nhân viên am hiểu về sản phẩm, ngôn từ sản phẩm, thông tin sản phẩm… Thông qua đó phát huy tốt nhất kế hoạch của Trung Tâm Bộ trong làm thị trường.
Bộ phận 2: Truyền Thông Thương hiệu
Mục tiêu then chốt: Truyền thông giá trị
Muốn khách hàng tư duy tích cực đối với giá trị sản phẩm/công ty, sản phẩm bắt buộc phải được thương hiệu hóa, đồng nghĩa sản phẩm phải trở thành tri thức, điều hiển nhiên trong tâm trí người tiêu dùng, thương hiệu của sản phẩm cần được những người tiêu dùng chia sẻ cho nhau giống như cách họ chia sẻ thông tin hữu ích trong cuộc sống.
Muốn đạt mục tiêu này, bộ phận truyền thông thương hiệu cần thực hiện nghiêm túc những hoạt động, thuộc trách nhiệm của mình trong kế hoạch phát triển thị trường, có thể nhờ sự trợ giúp từ bên ngoài. Thông qua đó hình thành một quá trình quản lý thương hiệu với 5 giai đoạn quan trọng bao gồm: nhận thức tư duy, cộng hưởng, chuyển hóa bán hàng, trải nghiệp, truyền miệng. Những công việc cụ thể của bộ phận Truyền Thông Thương Hiệu trong chiến lược phát triển thị trường bao gồm: Thiết lập và quản lí thương hiệu, phát triển một chiến dịch truyền thông mang tính chủ để.