Cẩm Nang Khởi Nghiệp
  • Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh
No Result
View All Result
Cẩm Nang Khởi Nghiệp
  • Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh
Cẩm Nang Khởi Nghiệp
No Result
View All Result

Bài học xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả nhất năm 2018

ATPMedia by ATPMedia
Tháng Một 17, 2019
in Xử lý khủng hoảng
0
Bài học xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả nhất năm 2018

Xử lý khủng hoảng truyền thông tốt có thể giúp bạn biến bê bối thành một chiến lược độc đáo và thu về những phản hồi tích cực.

Dù bạn có kiểm soát kỹ lưỡng mỗi hành động, mỗi thông điệp, khủng hoảng truyền thông vẫn có thể ập đến bất ngờ. Cuộc khủng hoảng có thể kết thúc thật nhanh chóng, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều năm liền. Nó có thể bùng lên và ngay lập tức phá tan hình ảnh thương hiệu đã xây dựng, cũng có thể âm ỉ và gây thiệt hại trong tương lai.

Nhưng các thương hiệu không hề bất lực trong cuộc chiến dập tắt khủng hoảng truyền thông. Họ hoàn toàn có thể xử lý khôn khéo để giảm thiểu thiệt hại, giữ vững hình ảnh. Từ nghiên cứu dữ liệu về các cuộc thảo luận trên mạng xã hội về những bê bối thương hiệu lớn nhất năm 2018, bạn có thể rút ra một số bài học về cách xử lý khủng hoảng truyền thông.

Phản ứng nhanh chóng

Ngày trước, các thương hiệu có thể chậm rãi xem xét và quyết định có cần phản ứng trước khủng hoảng truyền thông hay không. Ngày nay, khủng hoảng có thể bùng lên trong đêm và khách hàng sẽ ngay lập tức phản ứng gay gắt trên mạng xã hội. Vì thế, động thái “chờ đợi và xem xét” không còn phù hợp. Thay vào đó, các thương hiệu cần chuẩn bị sẵn sàng để phản ứng thật nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy các thương hiệu ngay lập tức đưa ra một lời xin lỗi chân thành và thuyết phục sẽ vượt qua khủng hoảng nhanh hơn các thương hiệu phản ứng chậm chạp.

Một ví dụ từ bê bối của chuỗi nhà hàng bình dân Mexico Chipotle. Mùa thu năm 2015, Chipotle bị phát hiện có khuẩn E. Coli trong thức ăn. Họ ngay lập tức đóng cửa hơn 40 cửa hàng và đưa ra một tuyên bố chính thức. Trong tuyên bố của mình, công ty đưa ra kết quả kiểm tra của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ và công bố kế hoạch ngăn chặn những vấn đề tương tự trong tương lai.

Nhờ đó, Chipotle giảm thiểu được thiệt hại mà vụ bê bối này gây ra. Dữ liệu đo được về phản ứng của khách hàng với Chipotle trên mạng xã hội không quá tệ như những cuộc khủng hoảng khác.

Hài hước nhất có thể

Một trong những việc khó khăn khi xử lý khủng hoảng truyền thông là hiểu được cảm xúc của khách hàng. Nếu hiểu sai, bạn sẽ đưa ra một phản hồi sai lầm khiến khủng hoảng bùng lên thay vì dập tắt chúng.

Đôi khi, sự hài hước là liều thuốc tốt nhất.

Khi KFC gặp vấn đề về chuỗi cung ứng khiến các cửa hàng ở Anh không có thịt gà để bán, họ ngay lập tức đưa ra phản hồi vô cùng hài hước. Họ đăng một quảng cáo 2 trang trên một tạp chí ở Anh, thay đổi tên mình thành FCK, tự chế giễu sự cố của mình. “Khi đời cho bạn một quả chanh, hãy biến nó thành nước chanh”. Đó chính là điều KFC đã làm, biến một khủng hoàng thương hiệu tiềm tàng trở thành một chiến thắng trong truyền thông.

Trường hợp của KFC là một bê bối thú vị nhất trong cuộc nghiên cứu. Gần 2/3 những cuộc thảo luận về sự cố cung ứng gà của KFC là tích cực. Quá tốt đối với một cuộc khủng hoảng!

 

Đừng sợ đối thoại

Cuối năm 2017, Dove đăng một quảng cáo trên Facebook với hình ảnh người phụ nữ da đen biến thành da trắng vì cô “sạch sẽ hơn”. Ngay lập tức, khách hàng phản đối gay gắt với Dove trên mạng xã hội.

Ngay lập tức, Dove đưa ra lời xin lỗi công khai trên Facebook và Twitter, khuyến khích khách hàng phản hồi trực tiếp về những điều khiến họ bức xúc.

Lời kêu gọi đối thoại không xóa được sai lầm của Dove, nhưng nó đã giúp họ giảm thểu thiệt hại và bê bối chỉ kéo dài trong sáu tuần. Chỉ có một vài khủng hoảng có thể kết thúc nhanh chóng như thế. Vì vậy, lời xin lỗi của Dove ít nhất đã xoa dịu được sự tức giận của khách hàng.

Không thương hiệu nào mong muốn gặp khủng hoảng truyền thông, nhưng nó có thể xảy ra bất kì lúc nào. Việc tốt nhất bạn nên làm là biết chính xác nguồn cơn của bê bối, và quan trọng hơn, hiểu cách để kìm hãm nó. Khi đó, bạn có thể tự tin rằng dù có gặp khủng hoảng truyền thông, bạn đã có sẵn kịch bản để phản ứng và vượt qua nó nhanh chóng nhất có thể.

Nguồn: Adweek

Tags: bài học xử lí khủng hoảngkhủng hoảng truyền thôngxử lí khủng hoảng truyền thôngXử lý khủng hoảng

Related Posts

Cách xử lý khủng hoảng truyền thông nhanh gọn lẹ một cách dễ dàng
Kiển thức Marketing

Cách xử lý khủng hoảng truyền thông nhanh gọn lẹ một cách dễ dàng

Tháng Mười Một 16, 2020
Nguyên tắc xử lí khủng khoảng truyền thông một cách tốt nhất
Xử lý khủng hoảng

Nguyên tắc xử lí khủng khoảng truyền thông một cách tốt nhất

Tháng Bảy 11, 2020
Những Lời Khuyên Xử Lý Khủng Hoảng Truyền Thông Hữu Ích Trong Kinh Doanh
Xử lý khủng hoảng

Những Lời Khuyên Xử Lý Khủng Hoảng Truyền Thông Hữu Ích Trong Kinh Doanh

Tháng Tư 13, 2020
10 vai trò quan trọng không ngờ của vị trí quản lý cộng đồng trực tuyến
Kiến thức khởi nghiệp

10 vai trò quan trọng không ngờ của vị trí quản lý cộng đồng trực tuyến

Tháng Năm 8, 2019
6 tính cách điển hình của một quản lý truyền thông xã hội thành công
Kiển thức Marketing

6 tính cách điển hình của một quản lý truyền thông xã hội thành công

Tháng Năm 2, 2019
Khủng hoảng truyền thông là gì? 6 Bước xử lý khủng hoảng truyền thông
Kiến thức khởi nghiệp

Khủng hoảng truyền thông là gì? 6 Bước xử lý khủng hoảng truyền thông

Tháng Ba 19, 2019
Load More
Next Post
5 “tuyệt chiêu” marketing giúp các thương hiệu “toả sáng” trong dịp Tết 2019

5 “tuyệt chiêu” marketing giúp các thương hiệu “toả sáng” trong dịp Tết 2019

Discussion about this post

Bài Viết Mới

  • Cách tìm Facebook nhanh bằng SĐT và lấy ID Facebook nhanh chóng tại Finduid.com

    Cách tìm Facebook nhanh bằng SĐT và lấy ID Facebook nhanh chóng tại Finduid.com

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Một số ý tưởng kinh doanh với nước giải khát 2019

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Những lưu ý dành cho người chơi trúng giải thưởng lớn max 3D của Vietlott

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Kinh doanh rau sạch với 2 hình thức mở cửa hàng và bán online tại nhà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Có công mài sắt có ngày nên kim, chàng trai nghèo chơi xổ số bỗng thành tỷ phú

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

KIẾN THỨC KHỞI NGHIỆP

  • QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
  • QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
  • QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
  • QUẢN TRỊ RỦI RO

KIẾN THỨC MARKETING

  • CONTENT MARKETING
  • FACEBOOK MARKETING
  • GOOGLE ADS - SEO
  • CHUYỂN ĐỘNG KINH DOANH

CHUYỆN KINH DOANH

  • BÀI HỌC KINH DOANH
  • ĐỘNG LỰC KINH DOANH
  • PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
  • THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

GIỚI THIỆU

  • Blog chia sẽ kiến thức khởi nghiệp, dành cho các bạn trẻ có đam mê muốn khởi nghiệp riêng cho mình.

© 2019 ATP SOFTWARE chịu trách nhiệm nội dung.

footer logo
DMCA.com Protection Status
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh