Vốn kinh doanh là gì? Các công ty, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ cần hiểu rõ nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp mình. Ngay sau đây Camnangkhoinghiep.vn sẽ chia sẻ với các bạn kiến thức hữu ích về vốn kinh doanh. Hãy cùng tìm hiểu qua ngay sau đây nhé!
Vốn kinh doanh là gì?

Vốn kinh doanh là số tiền có để đầu tư cho các mục đích kinh doanh, ý tưởng kinh doanh hay sản xuất của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh được hiểu là số tiền tạm ứng trước về toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Trong doanh nghiệp, vốn kinh doanh ảnh hưởng và có ý nghĩa quyết định lớn trong doanh nghiệp.
Mở shop quần áo cần bao nhiêu vốn kinh doanh?
Việc trước tiên khi mở cửa hàng bán quần áo là bạn phải cần xác định được khoản chi thuê mặt bằng. Nếu như chưa đã có sẵn mặt bằng, bạn có thể phải đóng tiền thuê nhà ít nhất là 3 tháng hoặc 6 tháng với giá dao động từ khoảng 5 đến 10 triệu đồng/tháng.
Chi phí nhập hàng là một trong những yếu tố bạn cần chú ý nhất. Thường thường, khoản chi nhập hàng sẽ chiếm khoảng 60 – 70% số vốn mở shop áo quần. Nếu bạn kinh doanh dòng hàng cao cấp, mẫu mã đẹp ở khu vực phía Bắc thường lấy hàng tại Quảng Châu (Trung Quốc). Còn nếu bạn ở TP.HCM thì có rất nhiều chợ đầu mối hoặc shop Áo thun unisex sỉ ở tphcm để lựa chọn hợp tác.
Ngoài chi phí mua hàng và tiền thuê mặt bằng, trong số vốn để mở cửa hàng kinh doanh bạn phải tính đến các khoản chi phí không cố định khác để trang trí, thiết kế shop như: sơn, sửa nhà, làm biển hiệu, cửa kính, mua giá, móc treo áo quần, tủ kệ đặt đồ, đèn điện, quạt, máy lạnh, ma nơ canh, gương…
Vốn kinh doanh có đặc điểm gì?

Sử dụng cho các hoạt động Sản xuất – Kinh doanh mang mục tiêu là quỹ tích lũy, sinh lời.
Vốn kinh doanh phải có trước hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Vốn kinh doanh phải được thu về sau một chu kì để phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiếp theo.
Mất vốn kinh doanh đồng nghĩa với nguy cơ phá sản.
Cách phân loại vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh được phân loại theo nhiều khái niệm khác nhau. Tùy vào từng mục đích, căn cứ kinh doanh của doanh nghiệp để phân loại. Dưới đây là 3 cách phân loại phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng:

1. Phân loại theo luân chuyển nguồn vốn

Phân loại theo luân chuyển nguồn vốn thì vón kinh doanh có 2 loại đó là:
Vốn cố định là giá trị cố định của các loại tài sản có giá trị lớn. Chúng có thời gian sử dụng kéo dài qua nhiều chu kỳ hoạt động, sản xuất của doanh nghiệp.
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn. Đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu chi phối bởi đặc điểm của tài sản ngắn hạn.
2. Phân loại theo sở hữu

Phân loại theo sở hữu thì vốn kinh doanh có 2 loại đó là:
Nguồn vốn sở hữu là nguồn vốn được hình thành từ một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp. Đây là loại vốn hình thành từ đầu và được bổ sung thêm trong quá trình phát triển.
Nguồn vốn nợ phải trả là nguồn vốn hình thành từ các nguồn vay khác nhau như các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tổ chức tài chính tín dụng, tài sản chờ xử lý, các khoảng tạm sử dụng chưa thanh toán.
3. Phân loại theo thời gian

Nguồn vốn thường xuyên là vốn sử dụng dài hạn vào ít nhất 1 năm hoạt động của doanh nghiệp.
Nguồn vốn tạm thời sử dụng trong thời gian ngắn hạn phục vụ những nhu cầu vốn có tính chất tạm thời, phát sinh bất thường trong hoạt động kinh doanh.
Vốn kinh doanh phải được xác định cụ thể rõ ràng để doanh nghiệp nắm bắt chắc chắn về tình hình tài để định hướng kế hoạch kinh doanh phù hợp. Trên đây là chia sẻ của Cẩm nang khởi nghiệp về vốn kinh doanh, hi vọng với các kiến thức vừa rồi khiến bạn cảm thấy hữu ích.
Phương Duy – Tổng hợp và Edit