Cẩm Nang Khởi Nghiệp
  • Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh
No Result
View All Result
Cẩm Nang Khởi Nghiệp
  • Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh
Cẩm Nang Khởi Nghiệp
No Result
View All Result

7 chiến lược content marketing đáng chú ý năm 2019

ATPMedia by ATPMedia
Tháng Một 17, 2019
in Xử lý khủng hoảng
0
7 chiến lược content marketing đáng chú ý năm 2019

1. Chiến lược Content Marketing – nền tảng kinh doanh thiết yếu

Đã qua rồi thời đại bạn có thể đăng tất cả mọi loại nội dung trên tường Facebook, LinkedIn, Instagram và Twitter của doanh nghiệp mình. Trong năm 2019, bạn nhất định phải có một chiến lược content marketing phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

Bạn cần tìm ra những vấn đề khách hàng đang gặp phải và phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của công ty mình. Khi đó, bạn mới có thể cung cấp những nội dung đặc biệt hữu ích và thiết thực với khách hàng, nhưng vẫn đảm bảo doanh số của mình.

2. Tự sáng tạo nội dung hữu ích cho khách hàng của mình – Hãy nói không với Click Bait

Bạn có biết rằng 78% khách hàng rằng những nội dung hữu ích và phù hợp sẽ tăng khả năng mua hàng của họ. Vì thế, content của bạn cần chính thống và hữu ích. Muốn vậy, bạn cần tự sáng tạo nội dung của riêng mình. Nếu bạn “bí” ý tưởng, hãy thuê một người tư vấn, hay một agency.

Bạn sẽ không thể lười biếng bằng cách “giật tít” hay bắt chước những chủ đề đang hot trên mạng xã hội được nữa. Khách hàng ngày càng thông minh và sẽ không còn mắc bẫy Click Bait, họ đang tìm kiếm những nội dung giúp họ giải quyết vấn đề nhanh chóng và dễ dàng.

Tài sản tuyệt vời nhất của con người chính là thời gian. Vì thế, hãy tôn trọng thời gian và tâm trí của người đọc, người xem, người nghe. Từ đó, bạn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng chính là những lượt tiếp cận và chia sẻ tự nhiên từ khách hàng.

3. Micro – Influencers

Influencer marketing không còn là điều mới mẻ, tuy nhiên nhiều người vẫn hiểu chưa đúng về nó. Bạn không cần phải thuê Kim Kardashians, thay vào đó hãy tìm những người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực của mình, ở chính khu vực bạn kinh doanh. Thậm chí, bạn có thể tìm kiếm trong công ty mình, biết đâu chính khách hàng hay nhân viên của bạn mới là những influencer hiệu quả nhất.

Influencer marketing không phải là tìm một người nổi tiếng để đăng bài về bạn trên các nền tảng của họ. Thay vào đó, bạn có thể hợp tác với họ. Hãy cân nhắc về co-created content, và đăng tải nội dung trên các kênh của bạn. Sau đó, bạn có thể tận dụng lại những nội dung này để quảng bá trong nhiều năm, thay vì chỉ sử dụng trong vài ngày.

Với  influencer marketing, mối quan hệ là chìa khóa để thành công. Đừng chỉ nghĩ ngắn hạn “Làm sao để video này viral?”, thay vào đó, hãy cân nhắc “Làm thế nào để xây dựng một mối quan hệ có lợi đôi bên mà vẫn có thể mang đến những nội dung giá trị cho khách hàng?”. Micro-influencer marketing có thể là công cụ lợi hại cho mọi doanh nghiệp lớn nhỏ, là cách nhanh nhất để kết nối với khách hàng mục tiêu của bạn.

4. Điều khiển và tìm kiếm bằng giọng nói

Thay vì chỉ lên chiến lược và tối ưu hóa từ khóa khách hàng gõ trên thiết bị, trong năm 2019, bạn cần cân nhắc “Khách hàng của mình sẽ hỏi điều gì để tìm kiếm bằng giọng nói trên smartphone?”

Việc tìm kiếm thông tin đang có những thay đổi lớn mà các marketer không thể làm ngơ. Ít nhất một phần nội dung của bạn phải trả lời được những câu hỏi nhanh nếu bạn muốn được hiển thị khi khách hàng tìm kiếm trong tương lai.

Ngoài ra, tối ưu hóa cho thiết bị di động cũng cực kì quan trọng, vì hầu hết các tìm kiếm bằng giọng nói được thực hiện trên thiết bị di động. Google ưu tiên các trang web được tối ưu hóa cho thiết bị di động trong kết quả tìm kiếm.

5. Thử nghiệm các định dạng mới như Video, Audio hay Story

Bạn chưa từng sử dụng video, podcast hay chatbot trong chiến lược của mình. 2019 có thể là năm bạn cần bắt đầu với những định dạng mới này. Bí mật để thành công trong năm 2019 chính là thử nghiệm những định dạng mới. Nhưng nếu cảm thấy không hiệu quả, bạn cần dừng sử dụng ngay lập tức.

Nếu bạn đã sử dụng hầu hết các nội dung dạng dài, bạn có thể thử những định dạng nội dung ngắn như Stories trên Instagram và Facebook. Nếu bạn đang sử dụng những video và định dạng nội dung ngắn, hãy thử nghiệm với những nội dung dài được xếp đầu trong kết quả tìm kiếm, tăng lưu lượng truy cập hay cho kết quả SEO tốt.

Tuy vậy, đừng làm video chỉ vì tất cả mọi người đều làm. Hãy nhớ rằng khách hàng thích những nội dung do bạn tự sáng tạo và phù hợp, hữu ích với họ. Bạn cần dành thời gian lên một chiến lược content thu hút khách hàng mục tiêu của mình, phục vụ những khách hàng hiện tại và giúp bạn mở rộng kinh doanh. Nếu định dạng video hiệu quả, hãy sử dụng chúng.

Cứ mạnh dạn thử nghiệm những định dạng mà bạn chưa dùng trong quá khứ, không cần đặt ra những mục tiêu quá lớn và mang áp lực rằng mọi thứ phải thật mới mẻ, thật độc đáo. Điều duy nhất bạn cần cân nhắc chính là bạn có mang đến những giá trị thiết thực cho khách hàng của mình hay không.

6. Brand Storytelling

Kể chuyện về thương hiệu là một kĩ năng mà không phải marketer nào cũng giỏi. Nhiều người nghĩ rằng Brand Storytelling là kể chuyện về chính mình hoặc thu hút người khác nói về mình. Nhưng không, ngoài câu chuyện bạn là ai, vì sao bạn chọn công việc kinh doanh này, Brand Storytelling nói về những trải nghiệm bạn đã tạo ra, cách bạn thu hút khách hàng. Trái ngược hoàn toàn với sự khoe khoang về bản thân. Có câu chuyện gì đằng sau sự thành công của thương hiệu? Những khó khăn bạn đã gặp trên con đường đi đến thành công? Những khó khăn ấy đã tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng như thế nào?

Mất đến 7 lần gặp gỡ để một người nhớ đến bạn và thương hiệu của bạn. Hãy tối ưu hóa mỗi điểm chạm để tạo ra những trải nghiệm ấn tượng, đáng nhớ và định hình những người, những doanh nghiệp mà bạn tiếp cận.

7. Đưa ra quyết định dựa vào dữ liệu

Chiến lược content marketing, kế hoạch và các chiến thuật của bạn cần dựa trên những dữ liệu xác thực về khách hàng. Đừng chạy theo những chỉ tiêu digital hào nhoáng nhưng xáo rỗng.

Bạn không cần là người đầu tiên bắt kịp mọi nền tảng mạng xã hội vừa xuất hiện. Bạn cũng không cần là người nổi bật nhất trên mỗi mạng xã hội. Thay vào đó, bạn nên tập trung phục vụ khách hàng của mình.

Khi bạn xây dựng một kế hoạch dựa vào những số liệu và nhu cầu của khách hàng, bạn sẽ có thêm nhiều thời gian để thực hiện nhiều điều mới mẻ mà không cần chạy theo mọi công nghệ vừa xuất hiện. Trong năm 2019, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều bài viết chia sẻ về những mục tiêu hào nhoáng trên mạng xã hội hay những công nghệ mới mẻ. Thành công không đến vì bạn là người đầu tiên bắt kịp công nghệ. Vì thế, hãy chọn những thứ phù hợp và giúp ích cho mình.

Quỳnh Hoa/Advertising Vietnam
Nguồn: SocialMediaToday

Tags: khủng hoảng nè [ề rhwa thênsXử lí khủng hoảng

Related Posts

Cách xử lý khủng hoảng truyền thông nhanh gọn lẹ một cách dễ dàng
Kiển thức Marketing

Cách xử lý khủng hoảng truyền thông nhanh gọn lẹ một cách dễ dàng

Tháng Mười Một 16, 2020
Nguyên tắc xử lí khủng khoảng truyền thông một cách tốt nhất
Xử lý khủng hoảng

Nguyên tắc xử lí khủng khoảng truyền thông một cách tốt nhất

Tháng Bảy 11, 2020
Những Lời Khuyên Xử Lý Khủng Hoảng Truyền Thông Hữu Ích Trong Kinh Doanh
Xử lý khủng hoảng

Những Lời Khuyên Xử Lý Khủng Hoảng Truyền Thông Hữu Ích Trong Kinh Doanh

Tháng Tư 13, 2020
10 vai trò quan trọng không ngờ của vị trí quản lý cộng đồng trực tuyến
Kiến thức khởi nghiệp

10 vai trò quan trọng không ngờ của vị trí quản lý cộng đồng trực tuyến

Tháng Năm 8, 2019
6 tính cách điển hình của một quản lý truyền thông xã hội thành công
Kiển thức Marketing

6 tính cách điển hình của một quản lý truyền thông xã hội thành công

Tháng Năm 2, 2019
Khủng hoảng truyền thông là gì? 6 Bước xử lý khủng hoảng truyền thông
Kiến thức khởi nghiệp

Khủng hoảng truyền thông là gì? 6 Bước xử lý khủng hoảng truyền thông

Tháng Ba 19, 2019
Load More
Next Post
Bài học xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả nhất năm 2018

Bài học xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả nhất năm 2018

Discussion about this post

Bài Viết Mới

  • Cách tìm Facebook nhanh bằng SĐT và lấy ID Facebook nhanh chóng tại Finduid.com

    Cách tìm Facebook nhanh bằng SĐT và lấy ID Facebook nhanh chóng tại Finduid.com

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Một số ý tưởng kinh doanh với nước giải khát 2019

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Những lưu ý dành cho người chơi trúng giải thưởng lớn max 3D của Vietlott

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Kinh doanh rau sạch với 2 hình thức mở cửa hàng và bán online tại nhà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Có công mài sắt có ngày nên kim, chàng trai nghèo chơi xổ số bỗng thành tỷ phú

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

KIẾN THỨC KHỞI NGHIỆP

  • QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
  • QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
  • QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
  • QUẢN TRỊ RỦI RO

KIẾN THỨC MARKETING

  • CONTENT MARKETING
  • FACEBOOK MARKETING
  • GOOGLE ADS - SEO
  • CHUYỂN ĐỘNG KINH DOANH

CHUYỆN KINH DOANH

  • BÀI HỌC KINH DOANH
  • ĐỘNG LỰC KINH DOANH
  • PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
  • THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

GIỚI THIỆU

  • Blog chia sẽ kiến thức khởi nghiệp, dành cho các bạn trẻ có đam mê muốn khởi nghiệp riêng cho mình.

© 2019 ATP SOFTWARE chịu trách nhiệm nội dung.

footer logo
DMCA.com Protection Status
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kiến thức khởi nghiệp
    • Quản lý tài chính
    • Quản trị doanh nghiệp
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị rủi ro
    • Kinh nghiệm khởi nghiệp
  • Kiển thức Marketing
    • Content Marketing
    • Facebook marketing
    • Google Ad – SEO
    • Xây dưng thương hiệu
    • Xử lý khủng hoảng
  • Chuyển động kinh doanh
    • Bài học kinh doanh
    • Động lực kinh doanh
    • Phát triển kỹ năng
    • Thương mại điện tử
  • Câu chuyện khởi nghiệp
    • Phương pháp học tập
  • Ý tưởng kinh doanh